Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

BIÊN GIỚI Ở LÒNG NGƯỜI

Ngày trước, tui có đọc bài viết ở conggiao.com, đại khái là trái đất mênh mông là của chung muôn loài sinh vật, nhưng vì nhiều lý do, con người đã dựng rào chắn để sở hữu riêng tư, cho nên cùng loại cỏ xanh ấy, cùng đất đai ấy mà chỉ bước qua lằn ranh giới là đã có sự lệ thuộc khác rồi.
Trộm nghĩ,nào có phải chỉ cây cỏ, đất đai, mà cũng áng mây xanh ấy, cũng vòm trời ấy, cũng dòng nước biển xanh thẳm ấy, người ta cũng dựng lên biên giới vô hình gọi là không phận , hải phận .
Điển hình là cầu Cốc Lếu bắt qua sông Nậm Thi. Ngay chính tại đây, sông Nậm Thi đổ vào sông Hồng, tạo thành ngã 3 sông, cầu ngăn cách Lào Cai ( VN) và Hà Khẩu (Trung Quốc)
Có 1 bài hát về chiếc cầu biên giới này của nhạc sĩ Phạm Duy , lời bài hát như sau :
Ngừng đây soi bóng bên giòng nước lũ / Cầu cao nghiêng dốc bên giòng sông sâu/ Sầu vương theo sóng xuôi về cuối trời/ Một vùng đau thương chốn làng cũ quê xưa / Người đi chưa hết hương sầu lữ thứ/ Hồn theo cánh gió quên tình xa xưa/ Tuổi xanh như lá thu rụng cuối mùa/ Mộng về đêm đêm khát vừng trán ngây thơ/ Em đến bên tôi một chiều khi nắng phai rồi/ Nắng (ư) ngừng bên chiếc cầu biên giới/ Xa xa thoáng đàn trầm vô tư/ Đâu đây dáng huyền đền duyên mơ/ Bên cầu biên giới/Tôi lặng nghe dòng đời từ từ trôi/ Sông nước xa xôi,/Mây núi khắp nơi/Không tỏ một đôi lời ...
Ôi giấc mơ qua/Mộng đời phiêu lãng giang hồ/Sống trong lòng người đẹp Tô Châu/Hay là chết bên bờ sông Da – nube/Những đêm sáng sao
Nhưng đường quá xa vời/Hương trời vẫn mê mài/Lòng tôi sao vẫn còn biên giới!/Lòng tôi sao vẫn ngừng nơi đây/Ôi dòng tóc êm đềm!/Ôi bể mắt đắm chìm!/Đời phong sương cũ, chỉ là thương nhớ
Mộng bền năm xưa
Chỉ là mơ qua
Khởi đầu bài hát,người nghe cảm nhận được tâm trạng của người trai trẻ, dừng chân tại chiếc cầu biên giới rồi hoài niệm kéo về, cảnh làng quê tang thương vì chiến tranh, “ dáng huyền’ của người con gái năm nào và cả ước mơ phiêu du khắp nơi , cứ ngỡ chỉ có vậy
Nhưng thật bất ngờ, khi lặng nhìn dòng nước trôi qua ( mà đã được thay bằng từ “ dòng đời”),tác giả lại ngậm ngùi vì thời gian trôi nhưng những ước mơ, hy vọng đều ở lại
Nguyên nhân từ đâu, có phải vì “ đời tôi sao vẫn còn biên giới’, có phải chính biên giới ấy làm cho “ nắng ngừng bên chiếc cầu biên giới”, ngậm ngùi quá,phải ko ạ, biên giới định hình làm ngay cả tia nắng vô tư mang sự ấm áp đến cho loài người phải e dè, lo lắng, chẳng biết phải bộc lộ, ban phát phía nào .
Con người có những biên giới “bẩm sinh” như biên giới của tuổi thọ, của trí thông minh, bên cạnh đó, còn có biên giới “nhân tạo” như biên giới giữa thắng cuộc và thua cuộc, giữa giàu và nghèo,giữa lòng tự trọng và vô liêm sỉ…. Để rồi người không đến được với nhau, vì giữa người này với người khác đã có những cách ngăn của biên giới. Dựng biên giới trên đất liền, trên không trung, ngoài biển khơi, và dựng biên giới trong lòng người, giữa người với người, hai hành động ấy cũng đâu có khác gì nhau.( conggiao.cm)
Cũng như nhạc sĩ Phạm Duy “ tôi ko duy tâm, ko duy vật, tôi là Duy Cẩn –ns chơi chữ đó ạ, Duy Cẩn là tên của người-tôi tiểu tư sản làm sao thành vô sản được” Chính vì biên giới giai cấp này đã khiến ns rời bỏ con đường mà Đảng vạch ra cho mình
Biên giới ấy, có thể hữu hình như vòng kẽm gai, chốt biên phòng, có thể vô định hình nhưng đều mang ý nghĩa phân chia, cách biệt, “lim” – giới hạn-ko thể nào phá bỏ khi người cố tình dựng lên, để muôn đời người phải đau xót mà chấp nhận “, chỉ là thương nhớ/ Mộng bền năm xưa/ Chỉ là mơ qua “
Buồn..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét