Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019

SẦM THAM VÀ NỖI SẦU BIÊN TÁI

Sầm Tham là nhà thơ Trung Quốc thời Thịnh Đường. Theo nhiều nhà nghiên cứu văn học, thì ông là "nhà thơ tiêu biểu và xuất sắc nhất trong các nhà thơ biên tái đời Đường"
Cha của Sầm Tham từng hai lần làm Thứ sử , và đã qua đời lúc Sầm Tham còn nhỏ. Nhà nghèo, ông phải tìm cách tự học. Năm 744 đời Đường Huyền Tông, Sầm Tham thi đỗ Tiến sĩ lúc 29 tuổi, được bổ làm một chức quan nhỏ là Binh tào Tham quân. Năm 749, ông theo tướng Cao Tiên Chi đến An Tây (ra biên ải lần thứ nhất), nhưng chẳng bao lâu lại trở về kinh đô Trường An. Năm 754, ông ra biên ải lần thứ hai, làm Phán quan cho Tiết độ sứ An Tây là Phong Thường Thanh. Thời kỳ này, ông sáng tác rất nhiều thơ về chủ đề biên tái. Sau loạn An Sử (755-763), từ Tửu Tuyền (nay thuộc Cam Túc), Sầm Tham đến Phượng Tường (nay thuộc Bảo Kê, Thiểm Tây) là nơi Đường Túc Tông đang ở. Được bạn thân là nhà thơ Đỗ Phủ và Phòng Quân tiến cử, ông được giữ chức Hữu bổ khuyết. Thời Đường Đại Tông, Sầm Than lại ra biên ải (lần thứ ba). Năm 766, ông được bổ làm Thứ sử Gia Châu (nên ông xưng là Sầm Gia Châu), nhưng sau đó bị bãi chức. Lâm cảnh đói nghèo, năm 770, Sầm Tham mất trong quán trọ tại Thành Đô (nay là tỉnh lỵ tỉnh Tứ Xuyên) lúc 55 tuổi
Sầm Tham, nhờ sống ở biên ải tương đối lâu, nên làm được rất nhiều thơ biên tái. Qua sự miêu tả sinh động, ông đã làm cho người đọc hình dung được phong cảnh, phong tục, cuộc sống với nhiều dạng vẻ nơi biên ải, tinh thần chiến đấu và nhớ quê của các tướng sĩ biên phòng.( Wikipedia)
Một trong những bài thơ hay của Sầm Tham viết về nỗi lòng người xa xứ là bài sau

KIẾN VỊ THỦY TƯ TẦN XUYÊN
Vị thuỷ đông như khứ,
Hà thời đáo Ung Châu.
Bằng thiêm lưỡng hàng lệ,
Ký hướng cố viên lưu.
Dịch nghĩa:
THẤY SÔNG VỊ NHỚ TẦN XUYÊN
Sông Vị chảy về đông
Bao giờ tới châu Ung
Nếu chở thêm được hai dòng lệ
Xin gửi đưa giùm về quê hương  ( Văn nghệ Quảng Trị )
Dịch thơ
Sông Vị hướng chảy về Đông
Biết bao giờ mới ngược  giòng Ung Châu
Gửi giùm đôi giọt lệ sầu
Về nơi cố quốc từ lâu xa rời ( Trăng )
Lời bàn : Đôi khi người đi xa mang nỗi lòng đau đáu nhớ về quê cha đất mẹ , nhưng cũng có trường hợp ko đi xa nhưng vẫn nhớ thắt lòng , đứng giữa SG mà nhớ SG quay quắt, SG ơi….


(hs Végh T Mónika)


CHIỀU MỘT MÌNH QUA PHỐ


Phố  có thể dài hay ngắn , tĩnh lặng hay nhộn nhịp , sầm uất hay vắng vẻ .
Xã hội thay đổi , bộ mặt phố cũng thay đổi nhưng muôn đời hồn phố vẫn vậy , vẫn lưu giữ những dấu chân kỷ niệm in hằn lên từ muôn thưở
Và người ra phố buổi sáng bằng bước chân hy vọng , buổi trưa lặng thầm, uể oải , khác hẳn bước chân trên phố buổi chiều đầy bâng khuâng  , tuyệt vọng và hụt hẫng .
Nhất là khi người đi một mình trên phố buổi chiều với nỗi nhớ âm thầm khó thốt ra , làm sao tìm được người đồng cảm để  em có thể nói rằng giọt nắng yếu ớt sót lại góc phố , hàng cây sao rào rào rũ lá như thảm trải đường..tất cả đều gợi nhớ kỷ niệm buộc phải quên .
Chiều một mình qua phố
âm thầm nhớ nhớ tên em
Có khi nắng khuya chưa lên
mà một loài hoa chợt tím
Nắng khuya chưa lên , lạ ! Khuya thì sao còn có nắng , hay ý Trịnh là đèn đường chưa lên , màn đêm chưa buông xuống  mà hoài niệm thảng thốt kéo về - mà một loài hoa chợt tím . Nếu đúng như vậy thì quả là tài tình cho cách dùng từ ví von của Trinh .
Ngày nào mình còn có nhau
xin cho dài lâu
Ngày nào đời thôi có nhau
xin người biết đau.
Có ai ko mong ước bên nhau lâu dài khi đã tìm được tình yêu đích thực của đời mình , ai lại ko buồn khi xa nhau vĩnh viễn , chấp nhận có duyên mà ko phận, chỉ “ xin người biết đau “ cũng như em , đau trong lặng thầm , trong từng bước chân chông chênh vào buổi chiều 1 mình tên phố , đau khi nhận ra con phố ấy “ kO còn nắng mềm ‘ , ko còn hy vọng có 1 giấc mộng trùng lai cho em và người .
Phương xa, người có hiểu ?

TẬP TÀNH TRANH THƠ

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây"
-LýBạch-( tranh của hs Nhất Tự )


Vân tự vô tâm ,thủy tự nhàn - Bạch Cư Dị ( tranh của hs Nhất Tự )

Hình gốc
Đưa ra biển Đông cho rõ mặt anh thư


HỎI ANH LẦN CUỐI !

Khi nào anh rỗi hở anh ?
Để cùng em ngắm trăng thanh bên thềm
Dìu em vào giấc thụy miên
Bên nhau đối ẩm,say nghiêng đất trời

Bao giờ anh rỗi , anh ơi
Măc danh, mặc lợi , mậc người đổi thay
Để cho thêm ấm vòng tay
Cho vơi nỗi nhớ mỗi ngày đầy thêm

Bao giờ anh rỗi , cùng em
Hòa hình với bóng , trộn đêm cùng ngày
Bên nhau ngất ngưỡng men say
Mặc cho oan trái từng ngày vây quanh

Bây giờ...anh rỗi không anh ?

 ( Phi bộc - hs Nhất Tự)

BẠC TẦN HOÀI VÀ KHÚC HẬU ĐÌNH HOA

Đỗ Mục [803 – 853] tự Mục Chi, hiệu Phàn Xuyên. Người Vạn Niên, quận Ninh Triệu [nay là Trường An tỉnh Thiểm Tây ,  sinh vào thời Nhà Đường suy vi triền miên sau vụ phản loạn của An Lộc Sơn. Từ đó cả nước loạn lạc do các thế lực  không tuân lệnh triều đình cũng như các bộ tộc ngoài biên cương đánh phá... Tuy nhiên Đỗ Mục lớn lên và được học hành dưới triều vua Đường Văn Tông [828], ông đỗ tiến sĩ năm ông được hai mươi lăm tuổi.
Vào một đêm ông ghé bến Tấn Hoài (là con sông bắt nguồn từ vùng Đông Bắc tỉnh Giang Tô, chảy qua Nam Kinh rồi đổ vào sông Trường Giang. Tương truyền khi Tần Thuỷ Hoàng tuần du đất Cối Kê ở phương Nam, mới cho đào khúc sông này để nối dòng Hoài Thuỷ chảy vào Trường Giang, nên mới có tên là Tần Hoài từ đó ) bỗng nghe vẳng lại từ bên sông khúc ca Hậu đình . Đỗ Mục đọng mối cảm hoài sáng tác bài thơ BẠC TẦN HOÀI ( Tần Hoài Dạ Bạc ) .
Bạc Tần Hoài
Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia
Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu đình hoa.
Dịch nghĩa
Bến Tần Hoài
Khói lồng sông lạnh, ánh trăng lồng bãi cát
Đêm đậu thuyền ở bến Tần Hoài, gần quán rượu
Con hát không biết hờn mất nước
Bên kia sông còn hát khúc Hậu đình hoa.
Dịch thơ
Khói lồng sông lạnh, cát trăng pha,
Đêm bến Tần Hoài, quán chẳng xa.
Ca nữ nào hay sầu mất nước,
Bên sông say hát Hậu Đình Hoa. ( Mai Lộc )
Hai câu cuối của bài thơ có vẻ như oán trách , oán trách ai  và vì sao lại oán trách ?
1 /Hậu Đình Hoa là một trong ba tập thơ do Trần Thúc Bảo hay Trần Hậu Chủ đời hậu Trần , thời Nam Bắc triều ( 420- 587) bên Tàu - tập hợp các bài thơ sáng tac trong các buổi tiệc tùng , vui chơi giải trí cùng các quan học sĩ. Khúc " Hậu Đình Hoa " được phổ nhạc từ một bài thơ hay nhất trong tập thơ củng tên . Bài hát có những ca từ tình tứ , du dương nhất .Trong các cuộc dạ tiệc thâu đêm , các ca nương , đào hát rất thích hát bài nầy .
2 /Nhiều người cho rằng Đỗ Mục trách người thiếu nữ mải lo vui say mà quên hận mất nước nhưng “Thương nữ BẤT TRI vong quốc hận” chứ không phải [Thương nữ VÔ TÂM vong quốc hận] Bất tri có nghĩa chẳng hay biết chứ không phải vô tâm.
Mà cho dù có oán trách đi nữa thì Đỗ Mục đã quá hà khắc với Thương nữ bến Tần Hoài , biết đâu trong số người ko đoái hoài vận nước vẫn có người quan tâm nhưng giữa vòng vây kìm kẹp của triều đình , yêu nước đống nghĩa với sáng suốt , tìm người tài phò tá, lật đổ ngai vàng có binh thư yếu lược rõ ràng chứ ko phải đơn thân hô hào chỉ làm mồi cho triều đình bắt giam tù ngục , nhằm răn đe, đàn áp những cuộc nổi dậy khác