Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019

SẦM THAM VÀ NỖI SẦU BIÊN TÁI

Sầm Tham là nhà thơ Trung Quốc thời Thịnh Đường. Theo nhiều nhà nghiên cứu văn học, thì ông là "nhà thơ tiêu biểu và xuất sắc nhất trong các nhà thơ biên tái đời Đường"
Cha của Sầm Tham từng hai lần làm Thứ sử , và đã qua đời lúc Sầm Tham còn nhỏ. Nhà nghèo, ông phải tìm cách tự học. Năm 744 đời Đường Huyền Tông, Sầm Tham thi đỗ Tiến sĩ lúc 29 tuổi, được bổ làm một chức quan nhỏ là Binh tào Tham quân. Năm 749, ông theo tướng Cao Tiên Chi đến An Tây (ra biên ải lần thứ nhất), nhưng chẳng bao lâu lại trở về kinh đô Trường An. Năm 754, ông ra biên ải lần thứ hai, làm Phán quan cho Tiết độ sứ An Tây là Phong Thường Thanh. Thời kỳ này, ông sáng tác rất nhiều thơ về chủ đề biên tái. Sau loạn An Sử (755-763), từ Tửu Tuyền (nay thuộc Cam Túc), Sầm Tham đến Phượng Tường (nay thuộc Bảo Kê, Thiểm Tây) là nơi Đường Túc Tông đang ở. Được bạn thân là nhà thơ Đỗ Phủ và Phòng Quân tiến cử, ông được giữ chức Hữu bổ khuyết. Thời Đường Đại Tông, Sầm Than lại ra biên ải (lần thứ ba). Năm 766, ông được bổ làm Thứ sử Gia Châu (nên ông xưng là Sầm Gia Châu), nhưng sau đó bị bãi chức. Lâm cảnh đói nghèo, năm 770, Sầm Tham mất trong quán trọ tại Thành Đô (nay là tỉnh lỵ tỉnh Tứ Xuyên) lúc 55 tuổi
Sầm Tham, nhờ sống ở biên ải tương đối lâu, nên làm được rất nhiều thơ biên tái. Qua sự miêu tả sinh động, ông đã làm cho người đọc hình dung được phong cảnh, phong tục, cuộc sống với nhiều dạng vẻ nơi biên ải, tinh thần chiến đấu và nhớ quê của các tướng sĩ biên phòng.( Wikipedia)
Một trong những bài thơ hay của Sầm Tham viết về nỗi lòng người xa xứ là bài sau

KIẾN VỊ THỦY TƯ TẦN XUYÊN
Vị thuỷ đông như khứ,
Hà thời đáo Ung Châu.
Bằng thiêm lưỡng hàng lệ,
Ký hướng cố viên lưu.
Dịch nghĩa:
THẤY SÔNG VỊ NHỚ TẦN XUYÊN
Sông Vị chảy về đông
Bao giờ tới châu Ung
Nếu chở thêm được hai dòng lệ
Xin gửi đưa giùm về quê hương  ( Văn nghệ Quảng Trị )
Dịch thơ
Sông Vị hướng chảy về Đông
Biết bao giờ mới ngược  giòng Ung Châu
Gửi giùm đôi giọt lệ sầu
Về nơi cố quốc từ lâu xa rời ( Trăng )
Lời bàn : Đôi khi người đi xa mang nỗi lòng đau đáu nhớ về quê cha đất mẹ , nhưng cũng có trường hợp ko đi xa nhưng vẫn nhớ thắt lòng , đứng giữa SG mà nhớ SG quay quắt, SG ơi….


(hs Végh T Mónika)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét