Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2019

EM MUÔN GIANG TAY GIỮA TRỜI MÀ HÉT

Ngày..tháng..năm..
Gia đình nó hổng có quê,nên đôi lúc nó thèm có quê, để về lúc hè, tắm sống, câu cá, trèo cây hái trái..
Ngày..tháng...năm..
Khi ba nó mất, đột ngột, nhớ lời Ba nói khi đề cập đến những người tự thiêu " nóng lắm, chịu sao nỗi", Má cùng chị em nó mua 1 mảnh đất nhỏ tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa, xây dựng như 1 ngôi nhà nhỏ, có hàng rào, có hoa, có mái che , nhờ chị Tám, người dân gần đó mỗi ngày vào chăm sóc, quét dọn
Từ khi đó, mỗi khi có việc buồn ko thể nói cùng ai, nó chạy xe thẳng đến "nhà" của Ba, mở cổng, thắp nhang cho Ba, cho những ngôi mộ xung quanh rồi ngồi dựa vào thành mộ, lặng thầm khóc,lặng thầm suy nghĩ đến khi chiều buông vội, nó mới ra về với vẻ ngoài vô cùng bình thản .
Ngày..tháng..năm..
Chủ trương giải tỏa nghĩa trang , phải bốc mộ , phải làm đơn xin câp phép, phải liên hệ đội vệ sinh mội trường , giá bốc mộ 7 triệu,phải xem ngày, nhưng chủ đất hổng cho vào bốc mộ, họ bảo đất của tui, để tui làm, 40 triệu !
Tiền bạc , công sức chẳng là điều đáng lo ngại, nhưng nó thắt lòng vì phải đưa ba lên mặt đất, vào lò hỏa táng " nóng quá, chịu sao nỗi" phải ko Ba ?
Ngày..tháng..năm..
Dạo này nó hay mệt, nó hay khóc , nó hay quạu ,nó hay né tránh những buổi trò chuyện chị em trogn nhà, nó thấy mình bất lực, đất trời mênh mông mà 1 chỗ yên nghĩ cho ba an lòng , tìm ko ra, dù trên mạng có những ý kiến trái chiều như " hết giành đất người sống , giờ giành đất ngời chết ", như " xây nhà ở chỗ đó, ai mà dam ở", nó vẫn thấy hỏa táng khi chết là điều phù hợp, nhưng Ba ko thích, nó lại là đứa con gái luôn làm theo ý của Ba mà
Ngày..tháng..năm..
Vào FB, thấy bài viết chị năm treo ở tường nhà cùng tấm hình chị ghép và dòng chữ "Bùi Gia Tỷ Muội bọn mình, cố lên nhé"
Nó mềm lòng, lại khóc, nói chuyện với chị Ba qua skype, hai chị em cũng khóc
Đành , Ba của con ơi..

 Ba về với ánh Mặt Trời
Đổ cành Lẻ Bạn, sóng soài Mẫu Đơn
Đất bùn quyện lại,dỗi hờn
Lời kinh, tiếng mõ u buồn quanh đây
Ba về,em muốn giang tay
Giữa trời mà hét, đọa đày Ba vương
Nhưng đành, rũ khóc cô đơn..

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

THẤT NGÔN CUỐI CHO NGƯỜI.

Thả hết tình ta xuống đáy sông
Mênh mông nước chảy chỉ xuôi dòng
Tình như sóng biển - tình không trọn
Nghĩa tựa mây trời - nghĩa chẳng xong
Mặc kệ mưa rơi trên gác vắng
Lo chi gió thốc lạnh cô phòng
Từ nay đã thế thì thôi nhé
Nhớ lắm thương nhiều cũng số không !

                                                          ( hs Sỹ Vân )
Uống cạn cùng em chén rượu đầy
Say - cho quên hết chuyện quanh đây
Bên nhau đối ẩm chiều Thu muộn
Thả giọt u sầu xuống chén cay

Uống cạn đi anh , chén rượu nồng
Dù mai, tất cả hóa hư không
Vờn trăng, quyện gió trao thi tứ
Mặc kệ, bên ngoài lắm bão giông

Uống cạn đi anh, uống cả Thu .
Heo may trở gió, dốc sương mù
Rồi mai cách trở, đời đôi ngã
Vẫn nhớ đêm này, đối ẩm Thu .

 ( Mùa thay lá -hs Nguyễn Dân )

 Tiếc một vầng trăng lỡ hẹn thề
Tiếc làn gió mát ở ven đê
Tiếc cành nguyệt quế huơng nhàn nhạt
Tiếc cội hoàng mai sắc ủ ê
Tiếc nhánh lan rừng về phố thị
Tiếc con sáo sậu biết làng quê
Tiếc sao mãi tiếc ngày xưa ấy
Tiếc chẳng cùng ai một lối về


( Rừng thu -hs Végh Mónika)


Thứ Tư, 20 tháng 11, 2019

NGÔ NGHÊ XƯỚNG HỌA 2

CÙNG DỰ HỘI THƠ.
Nguyên Tiêu hội mở khắp nơi rồi.
Rủ bạn cùng đi tới dó thôi.
Bằng hữu bên nhau thơ xướng họa.
Tri âm gặp gở rượu thân mời.
Gieo vần nhả ý lòng trong sáng.
Cạn chén nâng ly mặt rạng ngời.
Đến hẹn lại lên hay đáo để.
Vui chơi thỏa thích thấy yêu đời.
VH.

 Y ĐỀ
Lễ hội hàng năm đã đến rồi
Nghe lòng rộn rã quá đi thôi
Bên anh thảo luận niêm và luật
Phía chị râm ran tứ lẫn lời
Trước sảnh thi nhân ngời mắt sáng
Trong đình mặc khách rạng môi cười
Em- người ngoại đạo văn chương đó
Cũng cố mần thơ, đẹp cuộc đời
VTR.

 THÓI ĐỜI
Nghĩ suy chán ngán chốn trần gian.
Phú quý khinh khi kẻ khổ nàn.
Mạt hạng cùng đinh luôn bị oán
Giàu sang tột dỉnh mãi vinh quang.
Khinh bần trọng phú làm mờ mắt.
Phụ nghĩa vong tình xót ruột gan.
Đạo đức suy đồi gây nhiễu thế.
Con người cứ mãi chịu lầm than.
VH.
 NHẮN GỬI
Đã trót sinh ra ở thế gian
Giàu sang, phú quý hoặc cơ hàn
Đừng khinh số phận như đêm tối
Chớ nịnh đời người tựa ánh quang.
Nhả ý trêu đùa cho tím ruột
Buông lời cợt nhã khiến bầm gan
Hãy nhớ thân ta là cát bụi
Vô thường- chấp nhận chẳng kêu than.
VTR.
 XUÂN TÌNH..
(Thuận)
Xuân sang khí tiết đổi thay rồi.
Cảm xúc người đời quá tuyệt vời.
Chân thật ý hòa duyên bật nổi.
Sáng trong tâm họp số thành đôi.
Trần gian gọi nắng mơ ươm lộc.
Địa Phủ nghe mưa ước nẩy chồi.
Thân hũu nặng tình lòng dịu vợi.
Xuân nào gợi mở lặng hồn côi.
VH..
 XUÂN LẺ .
Xuân mang hạnh phúc đến nơi rồi
Cảnh vật xung quanh cũng tuyệt vời
Góc phố dưa hồng vun mấy cặp
Trên hè,cúc thắm xếp nhiều đôi
Thầm thì Thược dược vui hé nụ
Háo hức hoàng mai hát bung chồi
hẹn ước sẽ về, vui hội ngộ
Nào ngờ thổn thức một thân côI.
VTR.
 Tháng giêng buồn.
Tháng giêng hết tết lộc đang còn.
Thiếu nữ tròn trăng vẫn nét son.
Đến tuổi cập kê duyên chẵng trọn.
Xuân thì đúng lứa phận không tròn
Bướm đâu chã thấy hoa mòn mỏi.
Ong vẫn không hay cỏ héo hon.
Trăng lặng bóng mờ xuân sắp mãn.
.Hạ sang xin hỏi lộc đâu còn.
VH.
VH Xin giới thệu bài họa của VTR. đến với các bạn.
****************************************************
Y ĐỀ.
Ra giêng lộc biếc vẫn đang còn
Chậu Cúc sau vườn đượm sắc son
Lễ hội – người mong tài lộc vẹn
Đình chùa- kẻ khấn phước duyên tròn
Thềm xưa- ngóng đợi lòng sầu muộn
Ngõ cựu – mong chờ dạ héo hon
Viễn xứ , xa quê lòng thương nhớ ?
Ngày về, chắc hẳn Lộc không còn
vtr.

NGÔ NGHÊ XƯỚNG HỌA

 Nó quen anh khi vào trang web ấy , anh ko may bị tai nạn trên đường công tác và ko vận động đựơc trừ mấy ngón tay, tàn nhưng ko phế,anh làm thơ, viết văn , giao lưu khắp miền đất nước
Nó quý anh, nên cố bám theo đọc và họa, dù trình i tờ đướng luật , cho anh vui ..
Thế là ngây ngô xướng họa ra đời ....

QUYẾT CHẲNG SỢ.
Đúng là anh bạn đâ ăn gian.
Tuyên bố chủ quyền thật sổ sàng.
Hành động xem ra đà lổ mảng.
Việc làm cho thấy quá ngông ngang
Xin đừng dở thói loài hung hãn.
Chớ có bày trò loại bạo tàn.
Dân tộc Việt Nam quyết chẳng sợ.
Đồng lòng bảo vệ tốt giang sang.
VH.

 Y ĐỀ.
Trên đời ghét nhất kẻ tà gian
Khoác lác, ba hoa, lại sổ sàng
Bữa trước, buông ra lời ngạo mạn
Hôm sau vọng lại ý ngông ngang
Sơn hà nước Việt không hề bán
Xã tắc trời Nam chẳng thể tàn
Thất bại bao lần, bây chửa ngán
Mưu đồ, sách lược sẽ tiêu tan
VTR.

 SỐNG NHÀN.
So giây nén phím nâng cung đàn.
Gãy khúc Cầu Hoàng đỡ bất an.
Ân oán trần gian không phải thán.
Oan cừu cỏi thế cũng tiêu tan.
Tiêu dao thanh thản cùng sông nước.
An lạc thảnh thơi với gió ngàn.
Thơ túi , rượu bầu đâu dễ cạn..
Nhàn cư tận hưởng buổi chiều tan.
VH
 NỖI SẦU VƠI.
Đêm khuya, khảy nhẹ những cung đàn
Cõi tạm, còn nhiều nỗi bất an
Nốt oán, ngân lên lời cách biệt
Cung trầm vọng lại tiếng ly tan
Bâng khuâng, bấm phím “ Chiều buông xuống”
Khắc khoải, so dây “Sáng lên ngàn”
Độc ẩm cùng ta, Trăng lẻ bóng
U sầu, phút chốc đã tiêu tan.
VTR.
 MỸ NỮ
Người đâu đẹp đẽ tựa như tranh.
Sắc nước hương trời dịu mát lành.
Ríu rít chim về trêu trước ngỏ.
Rộn ràng bướm lượn giỡn đầu cành.
Mây vờn cạnh cửa chào hoa trắng.
Gió hát bên rèm gọi nụ xanh.
Ngơ ngẩn hồn ai vương ý thắm.
Mong sao tơ liễu sớm buông mành.
VH.
 ĐẸP NHƯ TRANH
Mèn ơi, "họ" cứ đẹp như tranh
Thục nữ, đoan trang tựa gái lành
Nhác thấy, chim bay,sa dưới giậu
Vừa trông, bướm lượn ,rớt trên cành
Người mơ " được thỏa kề thân ngoc"
Kẻ ước "làm sao quyện tuổi xanh "
Tủi hổ thân em, như Thị Nở
Ai nhìn, cũng muốn trốn sau mành
VTR.
 MỪNG NĂM MỚI
CHÚC thọ muôn người tuổi chẳng già.
MỪNG xuân thắng lợi ngập tràn hoa.
NĂM sang thiên hạ luôn may mắn.
MỚI đến nhân gian mãi thái hòa.
HẠNH tới cháu con tròn phú quý.
PHÚC về chồng vợ vẹn tình gia.
THÀNH công tất cả muôn ngàn việc.
ĐẠT được vinh quang phước cửa nhà.
VH.

 CHÚC NĂM MỚI.
Chúc mãi xinh tươi, trẻ chẳng già
Chúc đời thắm sắc tựa cành hoa
Chúc anh hạnh phúc càng viên mãn
Chúc chị công danh mãi thuận hòa
Chúc kẻ ly hương mau trở gót
Chúc người phạm tội chóng hồi gia
Cho cho đất nước càng giàu mạnh
Chúc mãi bình an đến mọi nhà.
VTR.
 NHỚ BẠN THƠ.
Có phải yêu thơ nhớ đến người.
Từng câu, từng chữ khiến ta vui.
Lời sâu ý tốt tâm trong sáng.
Bút sắc văn hay dạ rạng ngời.
Mấy lượt chờ mong cùng dạo bước.
Bao lần ngóng đợi để rong chơi.
Ru hồn thi sĩ qua năm tháng.
Thắm đượm tình ai nữa mảnh đời.
VH.
 Y ĐỀ.
Chẳng hiểu vì sao mãi nhớ Nguòi
Bao lần gủi gấm những buồn vui
Thanh tao nhả ngoc, tâm luôn sáng
Sắc sảo phun châu, ý mãi ngời
Có nhó thềm xưa, cùng sánh buóc
Hay quên ngõ cựu, mãi rong chơi
Phuong này có kẻ luôn mong đọi
Hạnh phúc tràn dâng ở cuối đời
VTR.

Dương Đoàn Trọng

MÚNG MỘT,NGẪM LỜI PHẬT DẠY

Ngày xưa...
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh.
Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi miếu nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời miếu, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhện trên xà.
Phật dừng lại, hỏi nhện: "Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Được không?"
Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi: "Thế gian cái gì quý giá nhất?"
Nhện suy ngẫm, rồi đáp: "Thế gian quý nhất là những gì không có được và những gì đã mất đi!". Phật gật đầu, đi khỏi.
Lại một nghìn năm nữa trôi qua, nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước miếu Quan Âm, Phật tính của nhện đã mạnh hơn. Một ngày, Phật đến trước miếu, hỏi nhện: "Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?"
Nhện nói: "Con cảm thấy trong nhân gian quý nhất vẫn là "không có được" và "đã mất đi" ạ!"
Phật bảo: "Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi."
Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích. Ngày này nhìn thấy giọt sương nhện cũng vui, nó thấy là ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.
Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: "Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?"
Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật: "Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không có được và cái đã mất đi."
Phật nói: "Tốt, nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người nhé!"
Và thế, nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển.
Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa. Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc, nhiều tài nghệ khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng biết, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng

Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.
Châu Nhi nói với Cam Lộc: "Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, của con nhện trên xà miếu Quan Âm chăng?"
Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: "Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?". Nói đoạn, chàng cùng mẹ chàng đi khỏi đó.
Châu Nhi về nhà, nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế. Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp.
Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường nói với nàng: "Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi." Nói đoạn rút gươm tự sát.
Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: "Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi.
Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?"
Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: "Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"
Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm...
Câu chuyện đến đây là hết, bạn có hiểu câu cuối cùng mà nàng Châu Nhi nói không?
"Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"
(st)
 Go down

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

SỰ TÍCH CON VẠC SÀNH

Con Vạc sành thuộc ngành Chân Khớp ,lớp Sâu Bọ , khác hẳn con Vạc thuộc Lớp Chim  ngoài tên Vạc sành, còn có tên gọi khác là Bọ Muỗm , Muồm Muỗm , 1 nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài
 Con Vạc sành nhìn thoáng qua trông giống con Châu Chấu nhưng muốn phân biệt thì ta dựa vào đôi râu, nếu râu dài hơn thân đó là Vạc sành , râu ngắn hơn thân , đó là Châu Chấu

Vạc sành đực có các cơ quan tạo âm nằm ở góc sau của cặp cánh trước. Khi gáy thì có tiếng như âm thanh rõ rệt
Cổ tích VN có sự tích về con Vạc sành như sau
Ngày  xưa có một cặp vợ chồng trẻ cần cù làm ăn, họ sống  bên nhau rất hạnh phúc
Chiến tranh.Người chồng phải xa gia đình Hai năm sau được tin chồng chết trận. Người vợ điên loạn suốt một thời gian.. Vài năm sau, người vợ tái giá với một người cùng làng. Người chồng sau một mực gắn bó với vợ, với con người chồng trước.
Lúc này ở vùng đó, dân làng đồn có một con rắn lạ về ở. Vết nó bò in xuống mặt ruộng người ta ước lượng nó lớn hơn cây cột đình
Cách đó mấy hôm người vợ đêm nào cũng nghe tiếng: "tọc, tọc, tọc" ở lùm cây hoang sau nhà. Chồng về, vợ kể lại và nghi chắc là tiếng huýt sáo của con rắn độc, anh quyết rình bắn.
Y như lời nói, khoảng chín giờ tối tiếng "tọc, tọc" lại vang lên. Lúc to, lúc nhỏ, lúc như van lơn cầu khẩn khiến anh mủi lòng. Nhưng muốn trừ rắn độc anh vẫn ghìm súng chờ bên cửa sổ.
Chẳng chờ lâu, chừng hơn tiếng đồng hồ sau. Dưới ánh trăng mờ, con rắn thò đầu ra toan bò qua bụi chuối phía sau nhà.
Anh  ngắm kỹ, miết cò súng. Ba tiếng nổ vang lên. Con vật oằn oại trong ánh trăng. Nghe tiếng nổ người làng đốt đuốc chạy đến. Nhưng khi tới nơi mọi người sững sờ rồi run lẩy bẩy. Đó không phải là con rắn mà là con người. Một con người giống khuôn mặt quỷ. Ba viên đạn đều trúng vào ngực, hắn đang thoi thóp trên vũng máu. Khi gặp người vợ , hắn lấy tay che mặt mình lại còn tay kia chỉ vào túi áo rồi tắt thở.
 Móc trong túi thì là những bức thư của vợ gởi lúc trước và cả bức thư anh mới viết cho chị. Người vợ cũng nhận ra chồng trước của mình qua cặp mắt và cái sống mũi thanh có vết sẹo từ bên trái.
Hóa ra, người chồng trước của chị bị thương rất nặng nên tất cả đồng đội tưởng anh chết. Anh sống. Lần đầu soi gương, hiện ra không phải gương mặt của anh mà là gương mặt dị dạng. Phía dưới cặp mắt sáng và cái mũi thanh là một phần trống hoác. Xương hàm dưới bị cắt một nửa. Răng trên gẫy gần hết. Cái lưỡi rụt vào trong làm lộ cái miệng như một cái hang sâu hoắm, đỏ lòm trông rõ cả cuống họng. Khi nói chuyện, lời nói chỉ phát ra những tiếng "tọc, tọc" liên hồi cùng với đờm dãi rớt ra.
Ba năm.Anh không muốn trở về quê hương với hình dáng gớm ghiếc. Nhưng nhớ gia đình. Anh quyết định về ban đêm. Đứng ngoài cửa sổ gọi, để gia đình không trông thấy mặt mình, còn anh trông rõ vợ con một lần, rồi gửi lại bức thư và ra đi vĩnh viễn. Đến quê anh biết vợ mình đang sống với người khác. Mấy đêm rồi, anh núp phía sau nhà gọi vợ ra cửa sổ. Tiếng gọi tên người vợ hiền qua lưỡi trở thành tiếng "tọc, tọc".
Người vợ khi biết người chết là chồng trước của mình nên điên loạn trở lại, ít tháng sau té sông chết đuối. Người chồng sau bị bắt. Còn đứa con không cha, không mẹ trước tuổi thơ.
Riêng anh, dân làng đồn là hồn anh hóa thành con chim vạc sành, khoác đôi cánh màu xanh của người lính. Hằng đêm, với gương mặt xấu xí anh ẩn mình trong các lùm cây "tọc, tọc" ròng rã từ lúc chạng vạng tới sáng, lên tiếng kêu đau thương để gọi vợ con. Tiếng kêu xé lòng của hạnh phúc bị số phận cay đắng tước đoạt.
rose :bong: :hoa: :hoa: :bong:

Phim Tiếng Vạc sành

 Bài hát Tiếng Vạc sành


 
TỪ KẾ TƯỜNG

TIẾNG VẠC SÀNH ĐÊM QUÊ NHÀ

Tiếng vạc sành kêu vang trong cỏ
Tôi trở về ngồi dựa lòng đêm
Heo hút quá mùa đi trong gió
Để mùi hương nguyệt quế bên thềm

Năm tháng cũ cũng qua ngoài cửa
Không ánh trăng màu nước lặng thầm
Hồ chìm khuất như người một bữa
Đã về chơi rửa mặt xa xăm

Đèn hắt bóng một người ở lại
Với rêu xưa cô độc như mình
Vườn im vắng tiếng chim xa ngái
Mai lên đường chân dẫm cỏ xanh

Ôi những tiếng vạc sành muôn thuở
Giữa đêm khuya sương rụng u buồn
Quê nhà đó mấy mùa hoa nở
Thương vai người run dấu môi hôn

Mai lại đi làm thân viễn xứ
Đường lá vàng bỏ lại sau lưng
Chẳng còn ai hẹn mùa trăng cũ
Để trở về nước mắt rưng rưng.

" MỘT GÁNH CÀN KHÔN QUẢY XUỐNG NGÀN "

Đêm..Tĩnh lặng . Chỉ có vài vì sao nhấp nháy hẹn hò , gió khẽ đung đưa tàu lá. Khung cảnh thật bình yên .
Nhưng tại góc Hoa Viên , có 1 người trầm ngâm , tâm hồn xáo động . Á nh trăng xuyên kẽ lá mờ ảo soi rõ nhân diện của người, vâng, người trầm ngâm đó chính là Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư
Nhấp từng ngụm  trà ngát hương, Nhân Huệ vương ngẫm nghĩ về chiếu chỉ triệu hồi của vua sau thất bại trước đoàn quân của Ô Mã Nhi ,  án tử hay ngục tù ko làm Nhân Huệ vương nao núng, chỉ xót lòng bao năm chinh chiến , uy vũ trước giặc thù mà giờ lại cam đành chịu tội trước triều đình và tướng sĩ
Một bóng hình diễm lệ hiện ra trong trí khiến hồn Nhân Huệ vương như dịu lại , Thiên Thụy công chúa ! Nàng như làn nước mát xoa dịu cuộc đời ta , triều đình khép tội ta chỉ vì ta yêu nàng ư ? Thông dâm ư ? Ta và nàng đã thề non hẹn biển trươc ngày Thượng hoàng  chỉ hôn nàng cho Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn , con trai của Hưng Đạo vương cơ mà .
Bỗng Người cận vệ thân tín của Nhân Huệ vương xuất hiện,cung kính vái chào :
-          Bẩm tướng quân , xin ngài vào trong nghỉ ngơi , kẻo trời nắng quá, thần e tướng quân đổ bệnh
Nhân Huệ vương cười chua chat
-          Bệnh à, ta là Thiên Tử nghĩa nam của vua , mưa nắng làm gì được nhau ? Ngươi lui vào trong đi, ta mới uống vài chung rượu, chưa say đâu .
Hôm sau , trong phiên tòa xử tội Nhân Huệ vương, vua Trần Thánh Tông sợ phật ý Hưng Đạo vương mà đã phạt tội đánh đến chết, nhưng Thánh Tông lại ngầm hạ lệnh cho lính đánh chúc đầu gông xuống, nhờ thế mà qua 100 roi Vương vẫn sống. Theo luật thời đó, qua 100 roi mà không chết nghĩa là trời tha, nhờ vậy mà ông đã được miễn tội chết. Sau đó, ông bị phế truất binh quyền, tịch thu gia sản phải trở về Chí Linh làm nghề bán than.
Một lần , vừa xếp than vào gánh , ông vừa ngâm nga “”Một gánh kiền khôn quẩy xuống ngàn/Hỏi rằng “Chi đó” Gửi rằng “Than “
Nghe qua, mọi người trêu  ông, ý cho rằng hòn than đen đúa dơ bẩn, sao lại ví với càn khôn , ông đã từ tốn giải thích
-          Bao ngày , cây hấp thu linh khí trong trời đất mà lớn lên , lại được tôi luyện qua lửa đỏ , gánh than này há chẳng phải là gánh càn khôn sao ?
ông ngâm nga tiếp
Một gánh kiền khôn quẩy xuống ngàn
Hỏi rằng "Chi đó” Gửi rằng "Than”
Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt
Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn!?
Ở với lửa hương cho vẹn kiếp…
Thử xem đá sắt có bền gan?
Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác
Nhưng sợ trời kia lắm kẻ hàn?”.
Qua đó, ta có thể hiểu nỗi lòng của ông, làm nghề than lem luốc ví như cuộc dời ông bị ô danh , nhưng dù thế nào đi nữa , cuộc đời ông vẫn mang lại hữu ích cho dân như hòn than sưởi ấm mọi người trong tiết đông rét mướt
  Và “ Ở với lửa hương cho vẹn kiếp / Thử xem đá sắt có bền gan?  “
Có phải chăng đó là ý tứ mà Nhân Huệ vương ngấ ngầm gửi đến Thiên Bình công chúa ?
                                                     rose :bong: :hoa: :nu:

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

NHỮNG LOÀI HOA ĐẸP TRONG THƠ CA : HOA QUỲNH GIAO

Gọi là cây Quỳnh Giao chứ thiệt ra đó là 2 cây riêng biệt : cây Quỳnh và cây Giao
Cả 2 cây đêu thuộc họ xương rồng Cây Quỳnh : có lá mà ko có cành , Cây Giao:có cành mà ko có lá , Do vậy hai cây này thường được trồng cùng nhau, bổ sung cho nhau, trở lên hoàn hảo.
 Cây quỳnh và cành giao cũng từng được sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của người quân tử. Như trong tác phẩm Truyện Kiều, Kim Trọng đã được  mô tả:

” Nẻo xa mới tỏ mặt người,
Khách đà xuống ngựa, tới nơi tự tình
Hài văn lần bước dặm xanh,
Một vùng như thể cây quỳnh, cành giao.”



KINH KHỔ - ( Trầm Tử Thiêng )

Nguyện cầu cho 39 hương linh an vui,thanh thản



Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

ĐỌC VÀ NGẪM VỀ TĨNH DẠ TỨ CỦA LÝ BẠCH

TỪ NỖI NHỚ QUÊ HƯƠNG CỦA NGƯỜI XƯA
Lý Bạch (701- 762) là một trong những nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên. Ông đã viết hơn cả ngàn bài thơ bất hủ, một trong số đó là bài thơ Tĩnh Dạ Tứ , được dịch nghĩa như sau
Đầu giường ánh trăng rọi,
Mặt đất như phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương. ( bản dịch Tương Như )
Ngay từ câu thơ đầu, chủ đích của Lí Bạch là tả ánh trăng sáng để tượng trưng cho đêm thanh tĩnh. Ánh trăng ở đây chẳng những sáng mà còn tràn ngập, chan hòa và dịu hiền ,chiếu sáng trên bầu trời, ở mặt đất và ở đầu giường., ánh trăng khiến nhà thơ ngỡ như sương phủ đầy mặt đất , vì vậy đã “ ngẩng lên” và nhìn thấy trăng sáng rọi , ngay lúc ấy, bao hoài niệm kéo về, chạnh lòng, khắc khoải đến phải “ cúi đầu “ mà nhớ quê hương, nhớ những kỷ niệm thân yêu thời trai trẻ






ĐẾN  NỖI NHỚ QUÊ HƯƠNG CỦA NGƯỜI XA XỨ ….
Có lẽ sau Tình Yêu, Quê Hương là đề tài được viết nhiều và hầu như ai cũng đọc bài thơ “ Bài học đầu cho con “ của Đỗ Trung Quân đã được phổ nhạc
“Quê hương là chùm khế ngọt…”, cứ mượt mà như vậy, khiến người đọc hình dung ra quê hương của nhà thơ quá đổi thanh bình và lý tưởng, để rồi câu kết hiện ra thật ấn tượng
“ Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ ko lớn nổi thành người “
Và…có lẽ câu kết này đã tạo hiệu ứng “ bật lại” , hình thành bài thơ Quê Hương của tác giả Nguyên Lạc
Mở đầu bài thơ, Nguyên Lạc đã phản ứng “ Quê hương có gì để nhớ ?/ Mà sao nước mắt lung tròng “
Quê hương của Nguyên Lạc ko thơ mộng, Mẹ ko duyên dáng với “ chiếc nón lá nghiêng che”, mà “Thân me vai gầy. gánh khổ,Thương con. chịu nổi đắng cay”
Nỗi đắng cay ấy hiển hiện rõ khi mẹ về, rung rung hay khóc ngất, hàng ế ẩm, hay thúng rau, thau cá ,bàn cân bị quan đá văng , tịch thu đi mất , lấy gì nuôi con ?
Quê hương của Nguyên Lạc còn là sự đau đáu khí chia xa, vì bị ruồng bỏ, vì lập nghiệp nơi miền đất khác, để rồi “ Quê hương hoài mong thương nhớ/ Cô thân. lưu lạc phuơng người/ Chiều nay. nhớ dòng sông ấy/ Lục bình hoa tím hoài trôi!”

Tóm lại, quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân là quê hương lý tưởng mà bao người hằng mơ ước, nhưng cho rằng mỗi người chỉ có 1 quê hương thì ko hoàn toàn chính xác, vì có biết bao người con xa quê, phải nhận vùng đất mới làm quê hương thứ 2 nhưng ko quên được cội nguồn yêu thương thời thơ ấu
Người thành thị  luôn thèm có quê để mùa hè về tắm sông, câu cá, lội ruộng, nhưng thật lạ, mỗi khi có dip du lịch hè , trước cảnh sông núi bình yên thì nỗi nhớ phố thị cồn cào đến lạ , như Chế Lan Viên đã viết  “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn “
Yêu và nhớ lắm, quê hương ơi…

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

ĐIỀU MONG MUỐN CỦA PHỤ NỮ .

Vua Arthur trẻ tuổi của nước Anh, bị quân Pháp phục kích và bắt giữ. Lẽ ra vua nước Pháp sẽ giết ngài, nhưng vẻ trẻ trung dễ mến của Arthur đã làm cho vua Pháp cảm động. Ông hứa sẽ trả tự do cho Arthur nếu giải được câu đố cực khó. Thời hạn trả lời là một năm, nếu không giải được câu đố thì Arthur sẽ phải chết.
Câu đố là: Người phụ nữ thật sự muốn gì?
Câu đố này có lẽ đến nhà thông thái nhất thế gian cũng bó tay, nên với Arthur quả là một thử thách quá lớn, nhưng như vậy vẫn có cơ hội sống hơn là bị giết, Arthur đành chấp nhận mạo hiểm.
Khi trở về Anh Quốc, Ngài hỏi tất cả mọi người từ các công chúa, các gái mại dâm, các vị Cha xứ đến cả các quan toà, nhưng không ai đưa ra được câu trả lời hoàn hảo. Cuối cùng mọi người khuyên vua là nên đến hỏi mụ phù thuỷ già, có lẽ chỉ còn mụ ta mới có thể giải được câu đố hóc búa này.
Những ngày cuối năm cũng đã tới gần, Arthur đành đến hỏi ý kiến mụ phù thuỷ (thuở xưa phù thuỷ bị kỳ thị). Mụ ta đồng ý trả lời nhưng với điều kiện: để mụ cưới Garwain - Hiệp sĩ dũng cảm của Hội Bàn Tròn, người bạn thân nhất của nhà vua.
Arthur thất kinh. Mụ ta vừa xấu vừa bẩn thỉu, Ngài chưa từng thấy ai đáng tởm như mụ ta. Không, ngài sẽ không để bạn thân của mình phải chịu thiệt thòi như vậy.
Khi biết chuyện, Garwain nói với Arthur rằng sự hy sinh này của chàng làm sao có thể so được với huyết thống Hoàng Gia, sự tồn tại của Hội Bàn Tròn và Vương Quốc Anh. Chàng Hiệp sĩ chấp nhận cuộc hôn nhân và vua Arthur cũng nhận được câu trả lời.
Điều phụ nữ thật sự muốn đó là: "Có toàn quyền quyết định mọi việc trong cuộc sống của mình".
Ngay lập tức, ai cũng nhận ra mụ ta vừa giải được một chân lý. Quả thật Vua nước láng giềng rất hài lòng và cho Arthur khỏi án tử hình.
Nói về đám cưới của mụ phù thuỷ và chàng Hiệp sĩ. Tưởng chừng không gì có thể khiến Arthur hối hận và đau khổ hơn nữa. Tuy nhiên chàng Hiệp sĩ Garwain vẫn cư xử hết sức chừng mực và lịch sự. Mụ phù thuỷ thì trái lại, trong tiệc cưới, mụ ta làm nháo nhào mọi thứ lên. Thỉnh thoảng mụ dùng bàn tay bẩn thỉu nhón cái này một chút, bốc cái kia một tý. Mọi người hết sức kinh hãi.
Đêm tân hôn, Garwain thu hết can đảm bước vào phòng hoa chúc. Nhưng, trên giường không phải là mụ phù thuỷ già nua xấu xí mà là một cô gái đẹp tuyệt trần đang nằm đợi chàng.
Cô từ tốn giải thích, là vì chàng rất tốt với cô dưới hình dạng một mụ phù thuỷ, nên để thưởng cho chàng, cô sẽ biến thành người vợ xinh đẹp hiền hoà suốt 12 tiếng/ ngày.
Vấn đề là chàng phải lựa chọn vào ban ngày hay là ban đêm. Garwain bắt đầu cân nhắc: "Ban ngày nếu nàng xinh đẹp thì ta có thể tự hào cùng nàng đi khắp nơi, nhưng vào ban đêm làm sao mà ta chịu nổi? Ngược lại, ta đâu cần sỹ diện với bạn bè cơ chứ, cứ để nàng ta xấu xí trước mặt mọi người, khi màn đêm buông xuống, ta sẽ được tận hưởng những giây phút ngọt ngào bên thiên thần".
Garwain cuối cùng đáp rằng: "Nàng hãy tự quyết định lấy số phận của mình. Nàng muốn đẹp hay xấu lúc nào cũng được".
Câu trả lời tất nhiên làm cho phù thuỷ hài lòng và nàng cười nói rằng sẽ hóa thân thành người vợ xinh đẹp suốt đời bên chàng. Đó là phần thưởng cho đàn ông biết tôn trọng ý kiến của phụ nữ.
Cuối đời, Hiệp sĩ Garwain của chúng ta thường dặn dò con cháu: "Vợ đẹp hay xấu điều đó không quan trọng, cần lưu ý chính là từ sâu bên trong cô ta vẫn luôn là một... phù thuỷ!"

(sưu tầm )

Cổ học tinh ma : Sự tích về một nửa

Anh ạ, ngày xưa ở trên thượng giới
Ngọc Hoàng yêu tha thiết nàng Tiên
Cầm, kỳ, thi, họa nàng đều rất giỏi
Đã đẹp, lại ngoan, tính nết dịu hiền

Một hôm, Ngài ban cho Tiên vật lạ
Một quả cầu gồm hai nửa ghép nhau
Tách ra - mọi vật u sầu buồn bã
Ghép lại, lung linh đủ các sắc màu

Tiên ưa thích quá nói cười rạng rỡ
giữ kỹ bên mình chẳng dám ly thân
Nhưng một ngày,Tiên buông tay , sơ hở
Để quả cầu rơi " tọt" xuống dương trần

Mỗi nửa quả cầu rơi về hai lối
Nửa ở đồng bằng, nửa ở biển xanh
Cho đến chiều kia đất trời bão nổi
Nửa hóa thành em, nửa hóa ra anh

Nửa em - Cứ " lăn" hoài lăn miệt mãi
Kiên quyết bền lòng chẳng phút buông xuôi
Nửa anh - ở phương trời nào xa ngái ?
Biết bao giờ ta ghép lại thành đôi ?

ÔN LẠI SỬ NHÀ :PHAN THANH GIẢN

Phan Thanh Giản (1796 – 1867) là một công thần nhà Nguyễn, làm quan trải 3 triều Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức từ 1826 – 1867, ông đã lần lượt kinh qua ít nhất 58 chức vụ lớn nhỏ.
Thuở hàn vi, mới 7 tuổi ông Phan Thanh Giản phải chịu cảnh mồ côi mẹ, rồi cha lại bị tù (oan), cảnh nhà vô cùng nghèo khổ, cơ cực, Ông xin được thay cha vào tù. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo, viên quan đã cho ông ở gần nơi cha bị giam cầm, để vừa trau dồi kinh sử, vừa có cơ hội thăm cha mỗi ngày. Ông sống nhờ vào tình thương của bà dì ghẻ và những người hàng xóm tốt bụng. Sau đó ông thi đỗ đệ tam giáp tiến sĩ xuất thân khoa năm Bính Tuất, 1826 – vị tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Kỳ – được triều đình bổ dụng làm quan.
Hoạn lộ của ông Phan Thanh Giản vô cùng lận đận!, ông đã 7 lần làm cho vua giận tức,
Với tính cương trực và ý thức trách nhiệm trước nước, trước dân, PTG đã dám can ngăn vua dù bị mang hoạ vào thân. Năm 1836, ông đã can ngăn vua Minh Mạng đi tuần du Quảng Nam vì năm đó mất mùa lại đang lúc cày cấy, "hãy xin tạm đình cho dân được chuyên việc đồng ruộng" . Năm 1840, Vương Hữu Quang có tội, đình thần dựa theo ý vua, có người xin xử tội chém, có người xin xử tội lưu, ông dám xin nhà vua chỉ xử giáng 2 cấp lưu
Những năm 1843, 1849, 1852, 1853, 1859, PTG dâng sớ lên vua, nói lên thực trạng của đất nước về kinh tế, xã hội và đề xuất những chính sách nhằm "dựa vào pháp luật mà cai trị", "quan tốt mà dân yên", "chỉnh đốn thói quen của sĩ phu", ""chữa hồi bệnh đau khổ của nhân dân", "nuôi dân chăm cày cấy", "nuôi quân trù phương lược", "binh giỏi lương đủ như nguồn nước chảy mãi không hết"... Đình thần và nhà vua không ai không biết rõ bản chất con người và tính nết của ông (Phan Thanh Giản) từng được vua ban tặng tấm kim khánh với 4 chữ vàng Liêm, Bình, Cần, Cán; và do “liêm trực cẩn thận”, sau vua lại ban thêm cho tấm bi lương ngọc để tỏ lòng tin yêu, sủng ái).
Năm năm cuối đời (1862 - 1867) là giai đoạn gian truân, đầy uẩn khúc của PTG .
Khi nhà vua cử ông làm Chánh sứ sang thương thuyết với hoàng đế nước Pháp và Y Pha Nho xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, trước khi đi, vua Tự Đức ướm hỏi: “Trước kia ngươi bỏ 3 tỉnh Nam Kỳ chắc là đã có cân nhắc, vậy ngươi còn có ý gì nữa chăng?”. Phan Thanh Giản tâu: “Tôi xét kỹ thời thế, không bỏ không được, nay tôi vâng mệnh đi sứ, việc thành hay không đều tùy nước Tây, tôi chỉ biết hết lòng hết sức mà thôi”. Vua chảy nước mắt!

“Chảy nước mắt” lúc ấy, chứng tỏ nhà vua đã mặc nhận “việc thành hay không là do nước Tây”. Vậy mà sau đó khi biết rõ người Pháp tiếp tục đẩy mạnh cuộc xâm lược để bức chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, nhà vua liền khai phục và thăng bổ Phan Thanh Giản làm Hiệp biện Đại học sĩ Hộ bộ Thượng thư sung Kinh lược sứ 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên (1865) để sai phái ông vào Nam đương đầu trước làn tên mũi đạn. Hơn ai hết, ông Phan Thanh Giản biết rất rõ rằng mình chỉ là “con bài hy sinh” không hơn không kém, bèn xin khước từ vua không chấp thuận. Sau đó lại xin hưu trí với lý do “vì tuổi già sức yếu không kham được việc lớn” , vua cũng không cho. Thế là phải vâng mệnh!
Tại thời điểm quân Pháp xua binh hùng tướng mạnh đến áp bức Vĩnh Long, trước tình thế nguy ngập ấy xét thấy không còn con đường nào khác là phải cứu dân, bởi việc phòng bị của triều đình từ muôn đời nay vẫn là chiến thuật, chiến lược và chiến cụ thời trung cổ, thực lực yếu xìu như cọng bún thiu, trong khi phía địch, chúng bất thần ập đến với cả ngàn quân hung hãn, đều súng to, tàu lớn, trong tư thế sẵn sàng nhả đạn bình địa tức khắc nếu có hành vi kháng cự lại. Vì vậy ông đành phải ra lịnh giao thành để, ít ra trước mắt cũng bảo toàn được xương máu nhân dân.
Và cuối cùng, để tỏ rõ lòng thành và tiết tháo, vào lúc nửa đêm ngày chủ nhật 4-8-1867 (nhằm ngày mồng 5 tháng 7 năm Đinh Mão) trước sự chứng kiến của gia đình, trong căn nhà cỏ của mình ở quê nhà Vĩnh Long (nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre), ông đã hướng về phương Bắc lạy (vua) 5 lạy rồi bình tĩnh mượn chén thuốc độc tự kết liễu đời mình (giấm chua pha với thuốc phiện) sau khi đã nhịn ăn 15 ngày mà không chết.
Một thời chính sử miệt thị cụ Phan, ghép vào thành phần phản trắc. “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”. Đến nay những cuộc tranh luận học thuật sôi nổi đã phần nào gỡ mối oan trăm năm, người xưa cũng nhẹ lòng. Bên ngoài không gian khoa học, thấy mọi chuyện như đơn giản hơn nhiều

VĂN THÁNH MIẾU

Lục tỉnh xưa có ba văn miếu, một ở Gia Định, một ở Trấn Biên (Đồng Nai), cái còn lại ở Vĩnh Long. Văn Miếu Gia Định nay đã không còn, chỉ để lại trơ trọi địa danh Văn Thánh ở quận Bình Thạnh. Văn Miếu Trấn Biên thì còn đó mà xây lại mới tinh, không mang chút kỷ niệm nào, lại phối thờ vô duyên vài nhân vật chính trị hiện đại không liên quan, thành ra mất bề cổ kính. Chỉ có Văn Thánh Miếu Vĩnh Long còn đó đúng bài bản, trầm mặc, đơn giản mà trang nghiêm.
 Sau cổng tam quan, ấn tượng nhất trong cảnh quan Văn Thánh Miếu là hai hàng cây dầu thẳng tắp, vươn cao uy nghi. Dưới hàng cây đặt nhiều văn bia qua nhiều thời đại, trong đó có tấm bia cụ Phan tỏ lòng khi khởi sự xây cất công trình. Dưới bóng hàng cây này, nhiều thế hệ văn sĩ vào ra mà lòng nặng sự nước. Không chỉ làm nơi thờ cúng, Văn Thánh Miếu còn là nơi bàn trọng sự của trí thức địa phương.
 Công trình trung tâm là Điện Đại Thành thờ đức Vạn Thế Sư Biểu* Khổng Tử (*bậc thầy muôn đời), kèm theo Tứ phối, Thập triết. Bậc thầy đáng kính của nền học nước nhà - cụ Chu Văn An được thờ trang trọng trên nghi giữa. Hai bên có hai nhà Tả vu, hữu vu thờ thổ thần, tiền hiền hậu hiền địa phương.
 Nằm bên trái Điện Đại Thành về phía tam môn có Tụy Văn Lâu 萃文樓 (căn lầu nơi văn sĩ tụ hợp), sau đổi thành Văn Xương Các 文昌閣 (gác văn chương tốt đẹp). Đây là một công trình duyên dáng mà nhỏ gọn. Sinh thời, cụ Phan có ý xây lầu văn cho giới học các nơi tụ hội sáng tác. Sau vì ly tán, cụ mất, con cái vào bưng biền kháng Pháp, bá hộ Nọn gom góp xây cất công trình, xưa là nơi bàn bạc, nay thờ cụ Phan, cụ Võ Trường Toản và đốc học Nguyễn Thông.
 Trải qua bao nhiêu thăng trầm ly tán, công trình vẫn nguyên vẹn, trở thành nguồn cội cho những kẻ học đất Vĩnh hướng về. Lịch sử đã qua chương và giờ đây, người ta có thể đánh giá khách quan hơn về những người khởi sự xây Văn Thánh Miếu, khởi sự cho sự học quê nhà, đóng góp vào thời cuộc, dẫu thành công dẫu thất bại, dâu bể quá nhiều, nhưng lòng trinh trung đã không còn có thể nghi ngờ.




Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019

TIẾT PHỤ NGÂM CỦA TRƯƠNG TỊCH

Trương Tịch tự Văn Xương, người đất Tô Châu, thi gia thời Trung Đường (766-827), đậu Tiến sĩ dưới triều vua Đức Tông. Năm 799, được Hàn Dũ tiến cử làm Quốc tử bác sĩ, cuối cùng lên đến chức Quốc tử tư nghiệp.
Ông đã viết bài Tiết Phụ Ngâm như sau

Quân tri thiếp hữu phu,
Tặng thiếp song minh châu.
Cảm quân triền miên ý,
Hệ tại hồng la nhu.
Thiếp gia cao lâu liên uyển khởi,
Lương nhân chấp kích Minh Quang lý.
Tri quân dụng tâm như nhật nguyệt,
Sự phụ thệ nghĩ đồng sinh tử.
Hoàn quân minh châu song lệ thuỳ,
Hận bất tương phùng vị giá thì.
Cụ Trần Trong Kim dịch nghĩa
Chàng hay thiếp có chồng rồi
Còn đem cho thiếp một đôi ngọc lành.
Cảm lòng quyến luyến không đành
Thiếp đeo vào áo lót mình màu sen
Vườn kia nhà thiếp kề bên,
Lang quân chấp kích trong đền Minh Quang
Biết chàng bụng sáng như gương
Thờ chồng thề quyết đá vàng chẳng sai.
Gạt châu, trả ngọc chàng thôi,
Tiếc không gặp gỡ đương thời còn son
Đây là bài thơ tình hiếm thấy và gần như duy nhất trong kho tàng đồ sộ Đường Thi. Nội dung về tâm trạng rất đời, rất người của những giây phút xao động nhất thời của người phụ nữ đã có chồng, nhưng cuối cùng nàng vẫn giữ được tiết hạnh , ko sa ngã .
Nhưng cũng co y kiên ngược lại , như nhà nho Đỗ Xuân Cát cho rằng  
“Cô gái đã có chồng, gặp đứa xấu vẫn cứ trêu ghẹo, thì dứt khoát cự tuyệt là đúng, có gì nữa mà phải “Vấn vương những cảm mối tình” ? Đến khi vẫn nhận viên ngọc, buộc kín vào vạt áo lụa hồng, rõ là yêu thích hạt minh châu rồi vậy. Trả ngọc thì lại đưa bằng hai hàng nước mắt, thế là tiếc vậy. Hận không gặp nhau khi chưa lấy chồng, thế là hối vậy "
Như vậy cụ Đỗ đánh giá ngôn ngữ và hành động của người đàn bà trong bài thơ không thể cho là người có tiết hạnh được
Còn theo Dung trai tam bút chép rằng: khi Trương Tịch còn làm quan một trấn, nguyên soái Lý Sư Cổ ở trấn Vận hâm mộ tài năng của ông, viết thư mời ông về gíup việc cho mình. Trương Tịch không chịu đi, liền làm bài thơ thác lời người tiết phụ để từ chối.  
Văn chương tự cổ vô bằng cớ, đôi khi ta cũng ko chắc đã hiểu tường tận ý đồ cũng như cảm xúc thật của người xưa . Chỉ biết rằng Sau nhiều thế kỷ, thơ tình hiện đại có lẽ cũng chỉ đến thế là cùng

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2019

BẤT CHỢT..

Bất chợt nắng , bất chợt mưa
Bất chợt đỏng đảnh gió mùa heo may
Bất chợt một sáng thu gầy
Chim sâu tấu khúc gọi bầy vấn vương .
Bất chợt nhớ , bất chợt thương
Bất chợt bão lũ mảnh vườn xác xơ
Cánh chuồn bên giậu thẩn thờ
Chim sâu hốt hoảng mong chờ thiên di
Bất chợt đến , bất chợt đi
Bất chợt làm cuộc chia ly nghìn trùng
Ngày thôi mong đợi tương phùng
Đêm về có giọt sương dừng trên mi .

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2019

NHẮN NHỦ

Bậu đừng gửi Nhớ vào đêm,
Vì trăng đã khuất bên thềm từ lâu
Buồn tênh cả Vọng Nguyệt Lầu
Lẻ loi cánh Vạc u sầu gọi nhau

Bậu đừng gửi Nhớ vào đau,
Vì tình xưa đã úa nhàu thiên thu
Độc hành những bước lãng du
Quên đi tiếng hát,lời ru nhạt mờ

Bậu đừng gửi Nhớ vào thơ,

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019

SẦM THAM VÀ NỖI SẦU BIÊN TÁI

Sầm Tham là nhà thơ Trung Quốc thời Thịnh Đường. Theo nhiều nhà nghiên cứu văn học, thì ông là "nhà thơ tiêu biểu và xuất sắc nhất trong các nhà thơ biên tái đời Đường"
Cha của Sầm Tham từng hai lần làm Thứ sử , và đã qua đời lúc Sầm Tham còn nhỏ. Nhà nghèo, ông phải tìm cách tự học. Năm 744 đời Đường Huyền Tông, Sầm Tham thi đỗ Tiến sĩ lúc 29 tuổi, được bổ làm một chức quan nhỏ là Binh tào Tham quân. Năm 749, ông theo tướng Cao Tiên Chi đến An Tây (ra biên ải lần thứ nhất), nhưng chẳng bao lâu lại trở về kinh đô Trường An. Năm 754, ông ra biên ải lần thứ hai, làm Phán quan cho Tiết độ sứ An Tây là Phong Thường Thanh. Thời kỳ này, ông sáng tác rất nhiều thơ về chủ đề biên tái. Sau loạn An Sử (755-763), từ Tửu Tuyền (nay thuộc Cam Túc), Sầm Tham đến Phượng Tường (nay thuộc Bảo Kê, Thiểm Tây) là nơi Đường Túc Tông đang ở. Được bạn thân là nhà thơ Đỗ Phủ và Phòng Quân tiến cử, ông được giữ chức Hữu bổ khuyết. Thời Đường Đại Tông, Sầm Than lại ra biên ải (lần thứ ba). Năm 766, ông được bổ làm Thứ sử Gia Châu (nên ông xưng là Sầm Gia Châu), nhưng sau đó bị bãi chức. Lâm cảnh đói nghèo, năm 770, Sầm Tham mất trong quán trọ tại Thành Đô (nay là tỉnh lỵ tỉnh Tứ Xuyên) lúc 55 tuổi
Sầm Tham, nhờ sống ở biên ải tương đối lâu, nên làm được rất nhiều thơ biên tái. Qua sự miêu tả sinh động, ông đã làm cho người đọc hình dung được phong cảnh, phong tục, cuộc sống với nhiều dạng vẻ nơi biên ải, tinh thần chiến đấu và nhớ quê của các tướng sĩ biên phòng.( Wikipedia)
Một trong những bài thơ hay của Sầm Tham viết về nỗi lòng người xa xứ là bài sau

KIẾN VỊ THỦY TƯ TẦN XUYÊN
Vị thuỷ đông như khứ,
Hà thời đáo Ung Châu.
Bằng thiêm lưỡng hàng lệ,
Ký hướng cố viên lưu.
Dịch nghĩa:
THẤY SÔNG VỊ NHỚ TẦN XUYÊN
Sông Vị chảy về đông
Bao giờ tới châu Ung
Nếu chở thêm được hai dòng lệ
Xin gửi đưa giùm về quê hương  ( Văn nghệ Quảng Trị )
Dịch thơ
Sông Vị hướng chảy về Đông
Biết bao giờ mới ngược  giòng Ung Châu
Gửi giùm đôi giọt lệ sầu
Về nơi cố quốc từ lâu xa rời ( Trăng )
Lời bàn : Đôi khi người đi xa mang nỗi lòng đau đáu nhớ về quê cha đất mẹ , nhưng cũng có trường hợp ko đi xa nhưng vẫn nhớ thắt lòng , đứng giữa SG mà nhớ SG quay quắt, SG ơi….


(hs Végh T Mónika)


CHIỀU MỘT MÌNH QUA PHỐ


Phố  có thể dài hay ngắn , tĩnh lặng hay nhộn nhịp , sầm uất hay vắng vẻ .
Xã hội thay đổi , bộ mặt phố cũng thay đổi nhưng muôn đời hồn phố vẫn vậy , vẫn lưu giữ những dấu chân kỷ niệm in hằn lên từ muôn thưở
Và người ra phố buổi sáng bằng bước chân hy vọng , buổi trưa lặng thầm, uể oải , khác hẳn bước chân trên phố buổi chiều đầy bâng khuâng  , tuyệt vọng và hụt hẫng .
Nhất là khi người đi một mình trên phố buổi chiều với nỗi nhớ âm thầm khó thốt ra , làm sao tìm được người đồng cảm để  em có thể nói rằng giọt nắng yếu ớt sót lại góc phố , hàng cây sao rào rào rũ lá như thảm trải đường..tất cả đều gợi nhớ kỷ niệm buộc phải quên .
Chiều một mình qua phố
âm thầm nhớ nhớ tên em
Có khi nắng khuya chưa lên
mà một loài hoa chợt tím
Nắng khuya chưa lên , lạ ! Khuya thì sao còn có nắng , hay ý Trịnh là đèn đường chưa lên , màn đêm chưa buông xuống  mà hoài niệm thảng thốt kéo về - mà một loài hoa chợt tím . Nếu đúng như vậy thì quả là tài tình cho cách dùng từ ví von của Trinh .
Ngày nào mình còn có nhau
xin cho dài lâu
Ngày nào đời thôi có nhau
xin người biết đau.
Có ai ko mong ước bên nhau lâu dài khi đã tìm được tình yêu đích thực của đời mình , ai lại ko buồn khi xa nhau vĩnh viễn , chấp nhận có duyên mà ko phận, chỉ “ xin người biết đau “ cũng như em , đau trong lặng thầm , trong từng bước chân chông chênh vào buổi chiều 1 mình tên phố , đau khi nhận ra con phố ấy “ kO còn nắng mềm ‘ , ko còn hy vọng có 1 giấc mộng trùng lai cho em và người .
Phương xa, người có hiểu ?

TẬP TÀNH TRANH THƠ

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây"
-LýBạch-( tranh của hs Nhất Tự )


Vân tự vô tâm ,thủy tự nhàn - Bạch Cư Dị ( tranh của hs Nhất Tự )

Hình gốc
Đưa ra biển Đông cho rõ mặt anh thư


HỎI ANH LẦN CUỐI !

Khi nào anh rỗi hở anh ?
Để cùng em ngắm trăng thanh bên thềm
Dìu em vào giấc thụy miên
Bên nhau đối ẩm,say nghiêng đất trời

Bao giờ anh rỗi , anh ơi
Măc danh, mặc lợi , mậc người đổi thay
Để cho thêm ấm vòng tay
Cho vơi nỗi nhớ mỗi ngày đầy thêm

Bao giờ anh rỗi , cùng em
Hòa hình với bóng , trộn đêm cùng ngày
Bên nhau ngất ngưỡng men say
Mặc cho oan trái từng ngày vây quanh

Bây giờ...anh rỗi không anh ?

 ( Phi bộc - hs Nhất Tự)

BẠC TẦN HOÀI VÀ KHÚC HẬU ĐÌNH HOA

Đỗ Mục [803 – 853] tự Mục Chi, hiệu Phàn Xuyên. Người Vạn Niên, quận Ninh Triệu [nay là Trường An tỉnh Thiểm Tây ,  sinh vào thời Nhà Đường suy vi triền miên sau vụ phản loạn của An Lộc Sơn. Từ đó cả nước loạn lạc do các thế lực  không tuân lệnh triều đình cũng như các bộ tộc ngoài biên cương đánh phá... Tuy nhiên Đỗ Mục lớn lên và được học hành dưới triều vua Đường Văn Tông [828], ông đỗ tiến sĩ năm ông được hai mươi lăm tuổi.
Vào một đêm ông ghé bến Tấn Hoài (là con sông bắt nguồn từ vùng Đông Bắc tỉnh Giang Tô, chảy qua Nam Kinh rồi đổ vào sông Trường Giang. Tương truyền khi Tần Thuỷ Hoàng tuần du đất Cối Kê ở phương Nam, mới cho đào khúc sông này để nối dòng Hoài Thuỷ chảy vào Trường Giang, nên mới có tên là Tần Hoài từ đó ) bỗng nghe vẳng lại từ bên sông khúc ca Hậu đình . Đỗ Mục đọng mối cảm hoài sáng tác bài thơ BẠC TẦN HOÀI ( Tần Hoài Dạ Bạc ) .
Bạc Tần Hoài
Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia
Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu đình hoa.
Dịch nghĩa
Bến Tần Hoài
Khói lồng sông lạnh, ánh trăng lồng bãi cát
Đêm đậu thuyền ở bến Tần Hoài, gần quán rượu
Con hát không biết hờn mất nước
Bên kia sông còn hát khúc Hậu đình hoa.
Dịch thơ
Khói lồng sông lạnh, cát trăng pha,
Đêm bến Tần Hoài, quán chẳng xa.
Ca nữ nào hay sầu mất nước,
Bên sông say hát Hậu Đình Hoa. ( Mai Lộc )
Hai câu cuối của bài thơ có vẻ như oán trách , oán trách ai  và vì sao lại oán trách ?
1 /Hậu Đình Hoa là một trong ba tập thơ do Trần Thúc Bảo hay Trần Hậu Chủ đời hậu Trần , thời Nam Bắc triều ( 420- 587) bên Tàu - tập hợp các bài thơ sáng tac trong các buổi tiệc tùng , vui chơi giải trí cùng các quan học sĩ. Khúc " Hậu Đình Hoa " được phổ nhạc từ một bài thơ hay nhất trong tập thơ củng tên . Bài hát có những ca từ tình tứ , du dương nhất .Trong các cuộc dạ tiệc thâu đêm , các ca nương , đào hát rất thích hát bài nầy .
2 /Nhiều người cho rằng Đỗ Mục trách người thiếu nữ mải lo vui say mà quên hận mất nước nhưng “Thương nữ BẤT TRI vong quốc hận” chứ không phải [Thương nữ VÔ TÂM vong quốc hận] Bất tri có nghĩa chẳng hay biết chứ không phải vô tâm.
Mà cho dù có oán trách đi nữa thì Đỗ Mục đã quá hà khắc với Thương nữ bến Tần Hoài , biết đâu trong số người ko đoái hoài vận nước vẫn có người quan tâm nhưng giữa vòng vây kìm kẹp của triều đình , yêu nước đống nghĩa với sáng suốt , tìm người tài phò tá, lật đổ ngai vàng có binh thư yếu lược rõ ràng chứ ko phải đơn thân hô hào chỉ làm mồi cho triều đình bắt giam tù ngục , nhằm răn đe, đàn áp những cuộc nổi dậy khác