Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019

TIẾT PHỤ NGÂM CỦA TRƯƠNG TỊCH

Trương Tịch tự Văn Xương, người đất Tô Châu, thi gia thời Trung Đường (766-827), đậu Tiến sĩ dưới triều vua Đức Tông. Năm 799, được Hàn Dũ tiến cử làm Quốc tử bác sĩ, cuối cùng lên đến chức Quốc tử tư nghiệp.
Ông đã viết bài Tiết Phụ Ngâm như sau

Quân tri thiếp hữu phu,
Tặng thiếp song minh châu.
Cảm quân triền miên ý,
Hệ tại hồng la nhu.
Thiếp gia cao lâu liên uyển khởi,
Lương nhân chấp kích Minh Quang lý.
Tri quân dụng tâm như nhật nguyệt,
Sự phụ thệ nghĩ đồng sinh tử.
Hoàn quân minh châu song lệ thuỳ,
Hận bất tương phùng vị giá thì.
Cụ Trần Trong Kim dịch nghĩa
Chàng hay thiếp có chồng rồi
Còn đem cho thiếp một đôi ngọc lành.
Cảm lòng quyến luyến không đành
Thiếp đeo vào áo lót mình màu sen
Vườn kia nhà thiếp kề bên,
Lang quân chấp kích trong đền Minh Quang
Biết chàng bụng sáng như gương
Thờ chồng thề quyết đá vàng chẳng sai.
Gạt châu, trả ngọc chàng thôi,
Tiếc không gặp gỡ đương thời còn son
Đây là bài thơ tình hiếm thấy và gần như duy nhất trong kho tàng đồ sộ Đường Thi. Nội dung về tâm trạng rất đời, rất người của những giây phút xao động nhất thời của người phụ nữ đã có chồng, nhưng cuối cùng nàng vẫn giữ được tiết hạnh , ko sa ngã .
Nhưng cũng co y kiên ngược lại , như nhà nho Đỗ Xuân Cát cho rằng  
“Cô gái đã có chồng, gặp đứa xấu vẫn cứ trêu ghẹo, thì dứt khoát cự tuyệt là đúng, có gì nữa mà phải “Vấn vương những cảm mối tình” ? Đến khi vẫn nhận viên ngọc, buộc kín vào vạt áo lụa hồng, rõ là yêu thích hạt minh châu rồi vậy. Trả ngọc thì lại đưa bằng hai hàng nước mắt, thế là tiếc vậy. Hận không gặp nhau khi chưa lấy chồng, thế là hối vậy "
Như vậy cụ Đỗ đánh giá ngôn ngữ và hành động của người đàn bà trong bài thơ không thể cho là người có tiết hạnh được
Còn theo Dung trai tam bút chép rằng: khi Trương Tịch còn làm quan một trấn, nguyên soái Lý Sư Cổ ở trấn Vận hâm mộ tài năng của ông, viết thư mời ông về gíup việc cho mình. Trương Tịch không chịu đi, liền làm bài thơ thác lời người tiết phụ để từ chối.  
Văn chương tự cổ vô bằng cớ, đôi khi ta cũng ko chắc đã hiểu tường tận ý đồ cũng như cảm xúc thật của người xưa . Chỉ biết rằng Sau nhiều thế kỷ, thơ tình hiện đại có lẽ cũng chỉ đến thế là cùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét