Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

ĐỌC VÀ NGẪM VỀ TĨNH DẠ TỨ CỦA LÝ BẠCH

TỪ NỖI NHỚ QUÊ HƯƠNG CỦA NGƯỜI XƯA
Lý Bạch (701- 762) là một trong những nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên. Ông đã viết hơn cả ngàn bài thơ bất hủ, một trong số đó là bài thơ Tĩnh Dạ Tứ , được dịch nghĩa như sau
Đầu giường ánh trăng rọi,
Mặt đất như phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương. ( bản dịch Tương Như )
Ngay từ câu thơ đầu, chủ đích của Lí Bạch là tả ánh trăng sáng để tượng trưng cho đêm thanh tĩnh. Ánh trăng ở đây chẳng những sáng mà còn tràn ngập, chan hòa và dịu hiền ,chiếu sáng trên bầu trời, ở mặt đất và ở đầu giường., ánh trăng khiến nhà thơ ngỡ như sương phủ đầy mặt đất , vì vậy đã “ ngẩng lên” và nhìn thấy trăng sáng rọi , ngay lúc ấy, bao hoài niệm kéo về, chạnh lòng, khắc khoải đến phải “ cúi đầu “ mà nhớ quê hương, nhớ những kỷ niệm thân yêu thời trai trẻ






ĐẾN  NỖI NHỚ QUÊ HƯƠNG CỦA NGƯỜI XA XỨ ….
Có lẽ sau Tình Yêu, Quê Hương là đề tài được viết nhiều và hầu như ai cũng đọc bài thơ “ Bài học đầu cho con “ của Đỗ Trung Quân đã được phổ nhạc
“Quê hương là chùm khế ngọt…”, cứ mượt mà như vậy, khiến người đọc hình dung ra quê hương của nhà thơ quá đổi thanh bình và lý tưởng, để rồi câu kết hiện ra thật ấn tượng
“ Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ ko lớn nổi thành người “
Và…có lẽ câu kết này đã tạo hiệu ứng “ bật lại” , hình thành bài thơ Quê Hương của tác giả Nguyên Lạc
Mở đầu bài thơ, Nguyên Lạc đã phản ứng “ Quê hương có gì để nhớ ?/ Mà sao nước mắt lung tròng “
Quê hương của Nguyên Lạc ko thơ mộng, Mẹ ko duyên dáng với “ chiếc nón lá nghiêng che”, mà “Thân me vai gầy. gánh khổ,Thương con. chịu nổi đắng cay”
Nỗi đắng cay ấy hiển hiện rõ khi mẹ về, rung rung hay khóc ngất, hàng ế ẩm, hay thúng rau, thau cá ,bàn cân bị quan đá văng , tịch thu đi mất , lấy gì nuôi con ?
Quê hương của Nguyên Lạc còn là sự đau đáu khí chia xa, vì bị ruồng bỏ, vì lập nghiệp nơi miền đất khác, để rồi “ Quê hương hoài mong thương nhớ/ Cô thân. lưu lạc phuơng người/ Chiều nay. nhớ dòng sông ấy/ Lục bình hoa tím hoài trôi!”

Tóm lại, quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân là quê hương lý tưởng mà bao người hằng mơ ước, nhưng cho rằng mỗi người chỉ có 1 quê hương thì ko hoàn toàn chính xác, vì có biết bao người con xa quê, phải nhận vùng đất mới làm quê hương thứ 2 nhưng ko quên được cội nguồn yêu thương thời thơ ấu
Người thành thị  luôn thèm có quê để mùa hè về tắm sông, câu cá, lội ruộng, nhưng thật lạ, mỗi khi có dip du lịch hè , trước cảnh sông núi bình yên thì nỗi nhớ phố thị cồn cào đến lạ , như Chế Lan Viên đã viết  “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn “
Yêu và nhớ lắm, quê hương ơi…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét