Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

" MỘNG TRÙNG LAI KHÔNG CÓ TRÊN ĐỜI" Bùi Giáng .



Guillaume Apollinaire (1880-1918) thi hào Pháp nổi tiếng sống vào đầu thế kỷ XX , ống viết nhiều nhưng cả thế giới chỉ nhớ mỗi tuyệt tác L’Adieu
L’Adieu
J ai cueilli ce brin de bruyère
L automne est morte souviens-t en
Nous ne nous verrons plus sur ter
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t attends
Và nhà thơ Bùi Giáng đã dịch như sau :
LỜI VĨNH BIỆT
Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng đựợc nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó ...
Năm 1965 ,Nhạc sĩ Phạm Duy đã sáng tác bài
MÙA THU CHẾT

Có nhiều ý kiến cho rằng Phạm Duy đã phổ nhạc từ bản dịch của Bùi Giáng, 1 số khác phản đối vì chỉ có 2 câu đầu là giống nhau , nhưng nều đọc và ngẫm , ta đã thấy ngay từ câu đầu đã có sự
khác biệt
Nhà thơ Bùi Giáng thì “ ta đã hái nhành lá cây thạch thảo” còn nhạc sĩ lại “ta ngắt đi một cụm hoa thạch thào”.cây thạch thảo của nhà thơ phải vươn người lên mà “hái”, còn thạch thảo của nhạc sĩ nchỉ cần cúi xuống mà “ngắt ‘lấy., thế nhưng với từ “ brin de bruyere” – nhánh cây bruyere- thì nhà thơ BG dịch sát nghĩa hơn
Tại sao L’Adieu, tại sao Lời Vĩnh biệt, tại sao Mùa Thu chết và loài hoa bruyère trong L’Adieu và hoa Thạch Thảo của Phạm Duy và Bùi Giáng là 1 hay khác nhau ?
-Hoa Thạch Thảo của Bùi Giáng và Phạm Duy thuộc họ Cúc, còn gọi là Cúc Cánh mối hay Cúc Thạch Thảo, thân thảo, hoa mọc thành cụm

-Hoa bruyère của Apollinaire thuộc họ Đỗ Quyên, thân mộc, hoa mọc thành nhánh., cũng là loài hoa xuất hiện trong thuyết Đồi Gió Hú của Emily Bronte



Hoa Thạch Thảo thường nở bừng vào cuối Thu nên khi “ngắt” hay “hái” hay “L automne est morte souviens-t en” cũng đồng nghĩa với Thu sắp tàn hay đã chết .
Nhưng mùa đến rồi đi theo quy luật tuần hoàn của tự nhiên, chỉ có tình yêu đôi lứa đã mất đi thì chắc chắn“ mộng trùng lai ‘ ko có ở trên đời “ hay “Nous ne nous verrons plus sur ter “ !
Tại sao lại có sự tuyệt vọng như vậy ,vì do địa lý cách ngăn, do duyện phận chẳng thể sánh đôi hay là do âm dương cách biệt ?
Chúng ta thường nghe “ trái đất tròn”, hay “ tình cũ không rủ..”nên “mộng trùng lai “ có thể thành hiện thực, nhưng chắc rằng đa phần là thất vọng cho cả đôi bên, đâu rồi em thuở ấy, đâu rồi anh ngày xưa, nồng nàn khờ dại ? Ta mong chờ “trùng lai” với người và kỷ niệm xưa chứ nào phải những phũ phàng thực tế .
Vì vậy, chẳng gì đau buồn hơn khi chấp nhận sự chuẩn xác của câu “mộng trùng lai ko có được trên đời
Trong sử thi Hy Lạp, khi Euridice – vợ sắp cưới của Opheus lâm bệnh rồi mất, Orpheus đã cùng cây đàn lyre ngân lên
Số phận đẩy chúng ta lìa nhau.
Vĩnh biệt Hạnh phúc trần gian
Hy Vọng Gặp gỡ trong cái Chết
Và Orpheus đã xuống địa phủ thật sự, xin Diêm vương cho Euridice được cùng về trần gian, yêu cầu của O. được chấp thuận với điều kiện O. đi trước và ko được ngoái lại phía sau, lúc đầu chàng thực hiện như vậy nhưng càng về sau, vì ko nghe tiếng bước chân và hơi thờ của Eurydice, O. quay đầu lại và thế là “ mộng trùng lai ko hề có trên đời”
Như vậy, có sai ko khi nghĩ dù yêu nhau đến mấy,nghị lực níu kéo đến mấy thì ngoài duyên, còn có phận, có định mệnh, có an bài..
Cuối bài thơ L’Adieu hay bản dịch của Bùi Giang và cả ca từ của Phạm Duy, có gì đó mâu thuẫn, khi đã tuyệt vọng, khi đã vĩnh biệt mà sao lại “Et souviens-toi que je t attends “ , sao lại “ nhớ cho rằng ta vẫn chờ em “?
Có lẽ “mộng trùng lai” vẫn đến, trong hoài niệm, trong giấc mơ , trong nhàn nhạt buổi tàn thu nào đó
Với 1 tình yêu nồng nàn, 1 nỗi nhớ đầy quay quắt thì thời gian chờ đợi chẳng là gì
Như nhà thơ Đoàn Phú Tứ cho rằng :
Màu thời gian không xanh,
Màu thời gian tím ngát.
Hương thời gian không nồng,
Hương thời gian thanh thanh.
Còn bộ ba của chúng ta :G. Apollinaire , Bùi Giáng và Phạm Duy quan niệm thời gian có hương vị của mùa thu nhung nhớ :” ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo “
Vâng, theo thời gian, giấc mộng trùng lai sẽ đến như ta mong đợi
Cám ơn những âm điêu nồng nàn, da diết của bài thơ lẫn bài hát, cho ta cảm thấy ấm lòng vì sự đồng cảm ngọt ngào trong thơ ca không biên giới , cho ta thấy nỗi đau trờ nên nhẹ nhàng vì “ mộng trùng lai ko có được trên đời “ ko hề có “ vùng cấm “ .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét