Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

TÌNH DỤC TRONG "CÚI XUỐNG THẬT GẦN" CỦA TRỊNH CÔNG SƠN

Cúi xuống là để trao yêu thương,như vị linh mục cúi xuống bên con chiên,nhà từ thiện cúi xuống bên những mảnh đời bất hạnh.
“Cúi xuống thật gần”của Trịnh Công Sơn lại khác, cúi xuống chỉ là..cúi xuống .
“Cúi xuống ./ Cho máu ngược dòng/Cho nước sông cạn nguồn / Cho cây khô trên cành trút lá bơ vơ
Cúi xuống/Cho bóng đổ dài /Cho xót xa mặt trời /Cho da thơm trên người nay cũng phôi pha
Cúi xuống / Nghe đời nhấp nhô / Nghe tim rạn vỡ /Nghe trong tuổi nhỏ khóc oà
Cúi xuống/Trên bờ xót xa/Trên cơn lửa đỏ /Trên khuôn mặt đã im lìm
Cúi xuống/Nhìn sâu trong mắt /Và nghe mưa bão tan đi trong đại dương
Cúi xuống /Cho tắt nụ cười / Cho chút da thịt người /Trong tan hoang vẫn còn bóng mát che ngang
Cúi xuống /Cúi xuống thật gần /Cho trái tim đập dồn /Cho đam mê thay vào đổ nát quê hương
Cúi xuống /Cúi xuống thật gần /Cho chiếc hôn ngọt nồng /Cho trăm năm ưu phiền phút chốc hư không
Cúi xuống /Cho tình dấy lên/Cho da thịt mềm /Cho cơn mặn nồng ngất lịm
Cúi xuống /Cho đời lãng quên /Cho mây trời chìm /Cho đêm mở hội âm thầm
Cúi xuống /Vùng non xanh mát /Và cao tiếng hát cho cơn ưu phiền tan”
……….
Khởi đầu bài hát, Trịnh đã viết
“Cúi xuống ./ Cho máu ngược dòng/Cho nước sông cạn nguồn / Cho cây khô trên cành trút lá bơ vơ”
Đúng vậy, khi ta cúi xuống, vòng tuần hoàn đảo ngược, tim ko thể bơm máu nuôi não,nuôi tế bào , sự sống sẽ cạn kiệt, nhưng chẳng phải sao, chết chỉ là kết thúc sự sống này và làm thăng hoa hơn sự sống mới ?
“Cúi xuống /Cho đời lãng quên /Cho mây trời chìm /Cho đêm mở hội âm thầm”
Tại sao mở hội chỉ âm thầm , không cờ hoa kèn trống ? Cần chi rộn ràng như thế, đêm mở hội cho 2 kẻ yêu nhau, chỉ cần Trăng nghiêng che trên cành liễu rũ, gió xào xạc nhẹ cùng những chiếc lá rơi bên thềm cũng đủ lắm rồi mà, đủ cho :
“ tắt nụ cười / Cho chút da thịt người /Trong tan hoang vẫn còn bóng mát che ngang”
Cúi xuống, là để trao và nhận yêu thương, vậy tại sao nụ cười lại tắt, có phải chăng vì nụ hôn nồng nàn làm bờ môi khép lại, trần trụi , “tan hoang” cả xác thân cũng chẳng sao có phải vì có 1 người, 1 bóng mát phía trên che lấy ?
“Cúi xuống / Nghe đời nhấp nhô / Nghe tim rạn vỡ /Nghe trong tuổi nhỏ khóc oà”
Cúi xuống, chỉ vậy thôi can chi đến cõi đời ngoài kia nhấp nhô, gập gềnh, có ý kiến cho rằng cứ mặc kệ đời trắng đen thay đổi lẫn lộn, ta cứ việc đón nhận yêu thương từ người, nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó là hành động hoan lạc của 2 kẻ yêu nhau , để rồi vỡ òa cảm xúc như trẻ nhỏ
Bởi vậy “ tình dấy lên/Cho da thịt mềm /Cho cơn mặn nồng ngất lịm”
Từ “dấy” ở đây thật đắt, chẳng còn từ nào có thể thay thế gợi hơn, cũng như Trịnh đã như 1 phù thủy từ ngữ, biến hóa, ẩn dụ tài tình mà ngẫm lại, ta rợn người vì mức độ “thần sầu” của nó như “Nhìn sâu trong mắt /Và nghe Mưa bão tan đi trong Đại Dương”
Ngoài Trịnh,Dục tính trong tác phẩm ca nhạc cũng ẩn hiện ở 1 số tác phẩm khác như Ngô Thụy Miên đã ước ao “ Cho tôixin em như gối mộng, cho tôi ôm em vào lòng, xin cho 1 lần, cho đêm mặn nồng, yêu thương vợ chồng “ ( Niệm khuc cuối)
Như Vũ Thành An “ MƯA bên chồng, có làm em nhớ những khi mình mặn nồng”
Nhưng chỉ có Trịnh, xen lẫn vào đó là nỗi khắc khoải cho kiếp con người, cho vận mệnh đất nước , cúi xuống “ Cho đam mê thay vào đổ nát quê hương/cho trăm năm ưu phiền phút chốc hư không”
Nhớ có lần, tôi giới thiệu với anh Dũng PT, anh ấy chê thẳng thừng “ thấy gớm !”
Còn nhà văn nữ Nguyễn Ngọc Tư ( NNT) đã nhân định sau khi nghe Cúi xuống thật gần “ thấy khỏe người , tâm hồn mỏi mệt của mình đang được sự giản dị nào đó cứu chuộc. Cảm giác gan bàn chân vừa chạm vào mặt đất, hình như vừa tháo giày ra bỏ bên đường.”
Tôi ko thấy gớm như anh Dũng, cũng ko thấy nhẹ người như NNT mà tôi thấy hay và cảm giác nặng nề sau khi nghe trọn bài, khi mà người ta tìm đến nhau, yêu thương nhau để lãng quên nỗi đau khi bị người lừa dối và niềm tin ngày càng lung lay, mai một


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét