Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

" NỬA VẦNG TRĂNG KHUYẾT, BA SAO GIỮA TRỜI "

Hôm qua tui đi chùa, nghe thầy giảng về chữ Tâm. Nói phải tội chứ Thầy giảng hổng có lôi cuốn ( hay tui bị gì đó mà cảm nhận vậy , chứ các Phật tử xung quanh nghe rất chăm chú, còn gật gật đầu nữa đó), cứ như lạc vào mê hồn trận bởi " này các Tỳ Kheo", rồi "tâm thức" tâm ngủ ...
Nhưng đai ý Thầy nói thế này
1/, Tâm có 3 dạng : Chính tâm, muội tâm và tà tâm
2/Kinh Pháp Cú có câu: “Chỉ có tự mình gây nên điều xấu, tự mình làm nhơ uế mình. Tự mình hủy bỏ điều xấu, tự mình làm mình thanh tịnh. Thanh tịnh hay nhơ uế đều tùy thuộc ở mình. Không ai làm ai thanh tịnh được”.
3/“Tâm khẩu nhất như", Tâm (tấm lòng) và miệng (lời nói) phải là một
Còn nữa, Thầy nói nhiều lắm, nhưng tui lại liên tưởng đến hai câu thơ của cụ Nguyễn Du
Đêm thu gió lọt song đào,
Nửa vành trăng khuyết ba sao giữa trời
( con lạy cụ Nguyễn, con đã mỉm cười vì từ " lọt", tha lỗi cho con )
Theo các nhà Hán học, hai câu này nói về cách chiết tự chữ Tâm

 Quan sát và ngẫm lại, ta thấy có phải chăng," vầng trăng khuyết" của cụ Nguyễn như quả tim ngửa ra, còn" ba vì sao " chính là ba giọt Tâm mà trong đó, chính tâm rơi thẳng vào tim còn muội tâm và tà tâm bị " bay" ra ngoài
Hay nói cách khác, chỉ khi nào tim ta đập những nhịp tích cực, cảm xúc tốt đẹp vì người, những sân si đố kỵ bị loại bỏ thì cũng chính là lúc, chữ Tâm trong ta đã hoàn thiện
Người ta luôn động viên người khác bằng từ "yên tâm", "an tâm", “ bình tâm” nhưng nếu vẫn còn cố lưu giữ muội tâm và tà tâm thì ko thể nào an được
Saigon, Mùa Phật Đản 2018

3 nhận xét:

  1. Giữa trời ánh trăng sáng lấp lánh, bầu trời lại đầy sao. Ta không biết đâu là những ngôi sao mà Nguyễn Du đã tả "Đêm thu gió lọt song đào/ Nửa vầng trăng khuyết ba sao giữa trời". Tuy vậy tôi vẫn bị ấn tượng về chữ TÂM mà các cụ vẫn nói chuyện khi nhắc đến hai câu thơ trên. Tôi luôn tin rằng chúng ta sẽ được đèn đáp khi mà TÂM ta trong sáng... "Quanh co nỗi nhớ cùng mong/ Chữ TÂM không để thẹn trong cõi người" Chúc cá bạn may mắn.

    Trả lờiXóa