Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

ĐẬU TƯƠNG TƯ

Giảng đường Khoa Hóa Sinh, đầu giờ học …
Cô – cũng như các bạn, uể oải giở tập- phân môn Phân Loại Thực Vật thiệt là khó nuốt ! May là Thầy hay nói chuyện bên lề nên cũng đỡ ngán , như khi giới thiệu sách cho sinh viên mua, Thầy cẩn thận nói “ở trang bìa ghi tên 2 tác giả , trong dó tên của tôi ghi đầu tiên, tôi có nhường GS ấy nhưng người ko chịu.”
“ Người lớn thiệt là phiền phức .”- Cô nghe nhỏ Tuyết thầm thì ..
Hôm nay, thầy dạy về chi Abrus precatorius , họ đậu, còn gọi là cam thảo dây, 1 số nơi gọi là Tuong Tư, dùng làm trang sức,dược liệu, làm bộ gõ nhạc cụ dù mang độc tính rất lớn
Cũng như mọi lần, thầy cho biết hạt Tương Tư là đề tài cho Thi Phật Vương Duy viết bài thơ sau
Hồng đậu sinh nam quốc,
Xuân lai phát kỷ chi.
Nguyện quân đa thái hiệt,
Thử vật tối tương ti (tư)
Cô ko dừng được bèn giơ tay hỏi “ Thưa thầy, sao lại gọi là Tương Tư ?”
Thầy nói theo giải phẫu và hình thái thì hạt đậu đỏ cứng , vỏ đỏ tươi, hình dạng trái tim , khó bị sâu rầy phá hủy , đặc biệt là hạt đỏ từ bên trong ra ngoài và trong ruột có một chấm màu đỏ hình trái tim,có câu "tâm tâm tương ấn", có nghĩa là hai trái tim cùng in lên nhau, là nói về hạt tương tư này đó
Nghỉ giải lao, cô đang loay hoay thì nghe tiếng nói “ Bạn ghi kịp bài ko vậy, cho mình mượn “
Cô quay sang, đó là Thành, bạn này hiền, ít nói, nhà ở tận Hóc Môn, ngày 2 chuyến xe buýt đi về, nhưng học rất chăm,
Cô hơi lung túng, vì cô viết bài theo kiểu tốc ký học lóm từ Ba của cô, nên chỉ mình cô đọc được, nhưng từ chối cũng kỳ ..
Sáng hôm sau, Thành gủi trả cuốn tập kèm theo hộp giấy nhỏ, cô mở ra, ồ..13 hạt đậu…đỏ nấu chè, nấu xôi cùng mẫu giấy
Đậu này mọc ở nước ta
Cũng là họ đậu, một nhà tương tư
Cô mĩm cười , khẽ quay xuống , cuối lớp, Thành cũng mĩm cười .
Cũng có chút xíu bâng khuâng, đủ để mỗi khi ai nói về Thi Phật hay cầm trên tay gói xôi đậu, cô lại chạnh nhớ, Tương Tư ơi..( hổng dám gọi Thành ơi..hi )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét