Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

RU TA NGẬM NGÙI


Một phóng viên đã hỏi Trịnh “ Tác phẩm của ông đa phần là “ Ru” – Ru Tình, Ru Ta Ngậm Ngùi, Ru Đời Đi Nhé, Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng..có phải vì ông thường ru phụ nữ ?
Trịnh : Không, tôi ru tôi đó, những khi yên tĩnh, tôi thường soi rọi, tự ru chính mình .
Theo giáo lý nhà Phật mỗi cá thể đều mang Cái Tôi và Cái Ta ,có phải Trịnh đã hiểu rõ điều này và viết những lời ru mà điển hình là nhạc phẩm “ Ru Ta Ngậm Ngùi “ ?
Mở đầu bài hát là ca từ :
Môi nào hãy còn thơm, cho ta phơi cuộc tình.
Tóc nào hãy còn xanh, cho ta chút hồn nhiên
Tim nào có bình yên, ta rêu rao đời mình
Xin người hãy gọi tên.
Thời tuổi trẻ, Ta hồn nhiên, trong sáng, môi hồn nhiên thơm, tóc hồn nhiên xanh , tim tràn đầy ý niệm yêu thương và muốn “ phơi” bày tình yêu đó ,thể hiện tình yêu đó , nhưng cũng là lúc cái Tôi bồng bột, xốc nổi, đầy tham vọng muốn khẳng định mình muốn “ rêu rao “cho mọi người đều biết đến
Và Trịnh viết tiếp :
Khi tình đã vội quên, tim lăn trên đường mòn
Trên giọt máu cuồng điên, con chim đứng lặng câm
Khi về trong mùa đông, tay rong rêu muộn màng.
Thôi chờ những rạng đông..
Vì sao “tim lăn trên đường mòn”, đường mòn chính là con đường in nhiều dấu vết qua lại, tim lăn trên đường mòn ấy có phải là đã chịu nhiều tổn thương, chai sạn vì những dấu vết của danh lợi, sân si, đố kỵ , 1 con đường ko chỉ có mồ hôi, nước mắt mà còn đánh đổi cả hạnh phúc, yêu thương đến nỗi vắng bặt tiếng chim, tất cả chỉ là mùa đông rét mướt, ảm đạm và đành nuôi hy vọng “Thôi chờ những rạng đông..”
Đời sao im vắng
Như đồng lúa gặt xong
Như rừng núi bỏ hoang
Người về soi bóng mình.
Giữa tường trắng lặng câm.
Sau những cố gắng, gồng mình “ lăn trên đường mòn”, Ta trở về, đối diện với chính mình, cô đơn, hoang vắng, như ‘đồng lúa gặt xong’ chỉ còn trơ lại rơm rạ, Ta đã vắt kiệt sức mình đổi lấy hào quang tôn vinh giả tạo, để còn trơ lại nỗi ngậm ngùi cay đắng, ?
Có đường phố nào vui, cho ta qua một ngày
Có sợi tóc nào bay, trong trí nhớ nhỏ nhoi
Không còn, không còn ai, ta trôi trong cuộc đời
Không chờ, không chờ ai
“ Có đường phố nào vui “, “Có sợi tóc nào bay”, đó là ta mơ ước, ta tự vấn hay Ta đã ngộ ra cả 1 thời gian dài , Ta bị dòng đời cuốn trôi, Ta sống “lềnh bềnh” giữa dòng, cố ko để bị sóng nhấn chìm nhưng cũng chẳng thể nào ngoi lên để là chính mình, ta sống 1 kiếp sống vật vờ theo ý muốn người khác hay của Cái Tôi sai khiến
Cuối cùng, đành ngậm ngùi
Em về, hãy về đi, ta phiêu du một đờị
Hương trầm có còn đây, ta thắp nốt chiều nay
Xin ngủ trong vòng nôi, ta ru ta ngậm ngùi,
Xin ngủ dưới vòm cây ...
Ta đã xua đi Cái Tôi đang hiện hữu “ Em về hãy về đi “, về với dạnh vọng phù vân đi, để mặc Ta phiêu du quãng đời còn lại, Ta trần trụi bước vào thế giới loài người , Ta lớn lên từ vòng nôi, từ lời ru thì giờ đây, Ta muốn ngủ yên trong vòng nôi ấy, lời ru ấy, khác chăng đó là lời ru của chính Ta, đầy ngậm ngùi quyện cùng hương trầm “ thắp nốt “
Rất nhiều ý kiến cho rằng Trịnh là bậc phù thủy từ ngữ, nhưng theo tui, Trịnh còn là bậc thầy đặt bẫy, chúng ta lắng nghe giai điệu, nghe ca từ, chúng ta tôn vinh Trịnh đau đáu với nỗi niềm đất nước con người, đúng, nhưng ko phải là tất cả ,có vài sáng tác xen lẫn nỗi niềm ấy với sự việc rất đổi phàm tục, đới thường
Như “ Cúi xuống thật gần “ chẳng hạn

Và , mặc ai suy diễn, mặc ai phê phán, Trịnh vẫn điềm nhiên thốt “ Thôi kệ” , tất cả “ để gió cuốn trôi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét