Thứ Ba, 10 tháng 7, 2018

BÀI THƠ VẬN NƯỚC CỦA THIỀN SƯ PHÁP THUẬN


Đây là bài thơ nắm trong chương trình ngữ văn lớp 10 ban A .Viết lại những cảm nhận về bài thơ này cũng là phút hoài niệm của tôi về 1 thời “ ngựa non háu đá” ở trường, lớp ngày xưa.
*********************************
1/ TÁC GIẢ
Tác giả bài thơ Vận nước ( Quốc tộ ) là Thiền sư Pháp Thuận , là nhà sư thuộc thế hệ thứ 10 dòng thiền Nam do Thiền sư người Thiên Trúc Tì Ni Đa Lưu Chi  lập ra. Thiền sư là người cố vấn cho vua Lê Đại Hành soạn định nhiều sách lược quan trọng về nội trị và ngoại giao.
Theo chính sử, sau khi dẹp được 12 sứ quân ,Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi rồi bị Đỗ Thích giết ., rồi  Nguyễn Bặc giết Đỗ Thích sau cùng Lê Hoàn giết Nguyễn Bặc và lên ngôi trong lúc nhà Tống viện cớ ủng hộ nhà Đinh chuẩn bị sang xâm lăng nước ta.
Lê Hoàn đã đem chuyện vận mệnh của đất nước mà cũng là vận mệnh triều đại của  ông hỏi thiền sư Pháp Thuận rằng “ Quốc tộ đoản trường ?”
Nguyên bản Hán Văn: 
國祚
國祚如藤絡
南天裏太平。
無為居殿閣,
處處息刀兵。
Bản phiên âm Hán-Việt: 
Quốc tộ
Quốc tộ như đằng lạc,
Nam thiên lý thái bình.
Vô vi cư điện các,
Xứ xứ tức đao binh.
Dịch thơ :
Vận nước giờ tựa dây mây
Tiến, lùi, đoàn kết mới hay thái bình
Vô vi điện các anh minh
Khắp nơi chấm dứt đao binh chực chờ
3/ CẢM NHẬN BÀI THƠ
Ngay câu đầu, Thiền sư đã khẳng định “Quốc tộ như đằng lạc”,
Hán Việt tự điển của Thiều Chửu giải thích Quốc tộ là vận hội quốc gia, vận hội triều đại .
“ Đằng lạc” : Hầu hết các sách đều lựa chọn cách dịch đằng lạc là dây mây quấn quýt, một số sách cho rằng Đằng lạc là loại dây leo tự nhiên, , chúng bám vào cây cao và to, vươn tới 20 mét, thậm chí còn bao trùm toàn bộ một cây cổ thụ lớn. Đặc biệt, lá và ngọn đằng lạc vươn lên như thế xông thẳng lên trời. tựa như con người đang ở thế thịnh vượng. Cho nên, câu trả lời “ Quốc tộ như đằng lạc “của Pháp sư vừa chỉ ra vận mệnh nước ta, ngôi vị vua ta, đồng thời cũng là câu chúc tụng Hoàng đế Lê Đại Hành : Thượng thọ vĩnh hằng
Nhưng theo tôi , người trả lời là vị Thiền sư thâm trầm uyên bác , nên ko thể ví Quốc tộ như đàng lạc đơn gản như vậy , đúng là "đằng lạc- cây dây" là loài cây dây leo , mà đặc tính dây leo   chủ yếu quấn vào cây sống cùng mảnh đất với nó., dây leo phát triển rất linh hoạt, thoáng thì phát triển thẳng, gặp trở ngai thì vòng sang bên , chính là biểu tượng cho tinh thần "tùy duyên bất biến" của đạo Phật.
Câu 2 :“Nam thiên lí thái bình”.
 “Nam thiên lí” là “ở góc trời Nam , chính là tuyên ngôn ngắn gọn về hoà bình, về mục đích của muôn dân chỉ cần hai chữ Thái bình. Muốn vậy thì làm sao, câu trả lời ở câu 3
 Câu 3 : Vô vi cư điện các
Vô vi : Theo Đạo giáo : Là làm những việc thuận với lòng dân, không gây phiền nhiễu cho dân, để dân được sống yên lành.
Theo Phật giáo : Là thương dân, làm cho mọi chúng sinh được hạnh phúc, loại bỏ mọi khổ nạn cho họ.
Theo Nho giáo : Người lãnh đạo lấy đức của bản thân để cảm hóa dân, khiến cho dân tin phục, để từ đó xây dựng nền thịnh trị.
Ta thấy rõ Thiền sư có ý khuyên Vua  thực hiện đường lối đoàn kết nhândân . Đó là đường lối nhân ái, bác ái lấy dân làm gốc tạo nên một cuộc sống ấm no hạnh phúc
 Theo  Chu Hi “ Vô vi mà thịnh trị là vì bậc thánh nhân có đức thịnh nên cảm hóa được nhân dân, không phải làm gì hơn”. Sự thái bình của đất nước phụ thuộc vào sự điều hành của nhà vua và chính thể ấy có đặt ra những gì trái với tự nhiên, trái lẽ thường hay không và có được lòng dân không,
Sử chép khi sắp mất, Nhân Tông gọi thái úy Lưu Khánh Đàm nhận di chiếu: “…Chôn cất hậu làm mất cơ nghiệp, để tang lâu làm tổn tính mệnh, trẫm không cho là phải. Ta đã ít đức, không lấy gì làm cho trăm họ được yên, đến khi chết đi lại khiến cho thứ dân mặc áo xô gai, sớm tối khóc lóc, giảm ăn uống, bỏ cúng tế, làm cho lỗi ta thêm nặng, thiên hạ sẽ bảo ta là người thế nào! … chớ làm sai mệnh, trẫm dù nhắm mắt cũng không di hận. Việc tang thì chỉ 3 ngày bỏ áo trở, nên thôi thương khóc; việc chôn thì nên theo Hán văn Đế, cốt phải kiệm ước, không xây lăng mộ riêng, nên để ta hầu bên cạnh tiên đế…“.*
Như vậy Thiền sư Pháp Thuận dùng chữ Vô vi ở đây với đầy đủ các nghĩa của chữ này. Nghĩa là ở chính cái ngai vàng mà nhà vua đang ngự, ở chính nơi điện các này của nhà vua mà thực hiện được vô vi, mà đạt được đến vô vi, thì hiển nhiên “xứ xứ dứt binh đao” thiên hạ sẽ thái bình, đất nước sẽ vững bền như dây mây quấn quýt.
KẾT
Bài thơ chỉ vẻn vẹn có hai mươi chữ, mà chứa chất nhiều tư tưởng lớn ở tầm vĩ mô, lại được diễn đạt bằng một hình thức hết sức giản dị. giải mã một cách đích xác và cụ thể những yếu tố gì có thể làm cho vận nước được dài lâu. Đó là sự đoàn kết của toàn dân và phẩm chất tài đức của người lãnh đạo. Không có hai yếu tố này, thì vận nước không bao giờ có thể bền vững được.
Tiếc thay, triều Tiền Lê không thực hiện được mong ước của Thiền sư, không thực hiện được vô vi ở nơi điện các, nên chỉ tồn tại được một thời gian ngắn ngủi. Thượng bất chính, hạ tắc loạn! Người xưa nói chẳng có sai. Những người cầm quyền, chèo lái con thuyền đất nước (nơi điện các) mà bất chính, vô đạo, thì không chỉ có loạn ở nơi điện các, mà còn là khiến trăm họ phải chịu cảnh lầm than, tạo cơ hội cho kẻ thù ngoại bang dòm ngó!  


                                           

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét