Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

ĐỌC VÀ NGẪM 1: SÓNG NGẦM CỦA T/G NGÔ NGUYỄN

Sóng biển – theo thuật ngữ Vật Lý – đó là dao động theo phương thẳng đứng hay xoáy vòng của nước biển. Có hai loại sóng biển là sóng bề mặt ( tạo thành chủ yếu do gió) và sóng ngầm ( do những cơn địa chấn ngầm dưới đáy biển, đạt đến 1 biên độ nào đó sẽ trở thành sóng thần cuốn phăng tất cả )
Như thế , Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh , “ Sóng bắt đầu từ gió “ là sóng bề mặt, một lối ẩn dụ về tình yêu qua hình ảnh sóng và gió
Còn Sóng Ngầm – hiển hiện rõ qua tập thơ cùng tên của nhà thơ Ngô Nguyễn
Khởi đầu , tác giả vốn biết bản thân mình :
“Lâu nay khô cạn ước mong “
Nhưng rồi đột ngột xuất hiện hình ảnh rất gợi
“ Dập dơn cánh bướm uôn cong dáng chiều “
Khiến cho nhà thơ trở nên xao xuyến và bâng khuâng:
“ Không dưng, ta bỗng them yêu
“ Như cơn địa chấn ập về trêu ngươi “
Nếu như nhạc sĩ Pham Đình Chương trong giây phút ‘thèm yêu” chỉ hình dung ra
“ Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ rằng /Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng”
Thì tác giả đã không phải mơ vì người là thật chứ ko là mộng :
‘ Bão nào đến tự nơi xa
Từ cô hàng xóm, thốc qua nhà mình”
Kể từ đó, sóng ngầm bắt đầu lăn tăn :
“ Lời tỏ tình thả vào mênh mông
Tôi hiểu, lòng đang dậy sóng “
Sóng ngầm lại cuộn trào , từ nụ hôn đầu :
“ Nụ hôn cuồng loạn bão mưa
Hạn lâu, cơn lũ chỉ vừa mát cây “
Sóng trở nên mãnh liệt , ngay tâm chấn khi
“Ngưc em bỗng chạm ngực tôi, ngọt mềm”
Thế nhưng,…có mấy ai đi đến cái kết trọn vẹn cùng mối tình đầu, nhà thơ Phạm Thiên Thư cũng từng tư lự
“ Ôi mối tình đầu/ Như đi trên cát/ Bước nhẹ mà sâu/
Nhà thơ của chúng ta cũng vậy, cũng buồn vì mất đi mối tình đầu thơ mộng
“ Thất tình, trời đất nhạt nhòa
Lời yêu lặng tiếng còi xa, nhạt dần “
Nếu Phạm Thiên Thư ,cứ nghĩ tình xưa ấy “Ngỡ đã phai màu “
Cố nhạc sị Trịnh Công Sơn cũng đã “ngỡ” như vậy
“ Tình ngỡ đã quên đi , nhưng tình bỗng lại về “
Vâng, tình bất chợt về, không chỉ là gợi nhớ từ con phố xưa, từ giọt mưa , từ ráng chiều mà về hiển hiện qua dáng người trước mặt
“ Em gió tìm mây
Ta- mây mong gió”
Để rồi hội ngộ ngỡ ngàng làm sao :
‘em xưa rực rỡ đóa hoa
Anh thành kẻ trộm, liếc ra liếc vào”
Người xưa, tình cũ , đó là duyên !Còn phận, ai cũng đều có phận riêng , sóng ngầm, ừ nhỉ, sóng ngầm cứ lăm tăn chút thôi, đừng thêm địa chấn để thành sóng thần cuốn phăng tất cả những gì ta vun đắp, như nhà thơ đã khẳng định rạch ròi
Tóc anh giờ hóa cước
Vẫn luôn được bên em
Một ngôi nhà ấm êm
Mà anh hằng mong mỏi”
Cho dù sóng cũng ngấm ngầm trong cuộc sống chung
“ Vợ nói ngược, chồng nói xuôi
Sao không dung hợp cho lời gặp nhau “
“ Ly hôn đùn đẩy , nhường nhau
Anh mà ký trước, em đau đớn lòng”
Và cả trong đời sống, trong công việc:
“Lời xẳng ném chó, ném gà
Văng quanh văng quẩn, lại va vào mình “
Ngoài những bài thơ khắc khoải qua từng đợt sóng ngầm trong lòng đại duơng cuộc đời, tác giả cũng có những phút vui đùa rất hóm, như “ Chơi cầu lông “
Anh tâng cầu vút lên cao
Chị xoay nửa trái bồng đào hứng ngay “
Hoặc những phút vô tình ngắm Chân dài”, vô tình “Mát xa”..và cả những khi tĩnh lặng “ Uống trà ngắm hoa”, rất nhiều bài với tứ thơ hay mà trong khuôn khổ trang blog ko thể nào chuyển tải hết
Với độ dày tập thơ chưa đến 100 trang và gần 100 bài thơ, đa phần là thể 6.8 nhưng với văn phong ngắn ngọn ẩn nhiều cảm xúc ,t/g Ngô Nguyễn đã luân chuyển những cơn sóng ngầm về cùng 1 hệ quy chiếu, đó là nơi đọng lại cảm xúc khó tả trong lòng người đọc,
Cám ơn nhà thơ Ngô Nguyễn,cám ơn những cơn địa chấn ngầm trong lòng ta, để ta bâng khuâng xen lẫn tự hào,vì ta vẫn có thể điều chỉnh biên độ của nó, ko để địa chấn tăng thêm làm nên sóng cuốn trôi tất cả

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét