Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

" NHẤT PHÁ SƠN LÂM, NHÌ ĐÂM HÀ BÁ"


“ Nhất phá sơn lâm, nhì đâm Hà Bá “ , câu này có 2 cách hiểu
1/ Nói về nghề khai thác rừng và nghề đánh bắt thủy hải sản
2/ Nói đến hậu quả của sự hủy hoại môi trường rừng, biển
Nếu ngẫm từ “ phá” cùng ‘ đâm” thì hiểu theo nghĩa thứ 2 co lẽ chính xác hơn
 NHẤT PHÁ SƠN LÂM
Những cánh rừng tự nhiên tạo ra thảm thực vật  dày, được che phủ bởi nhiều tầng, nhiều lớp thực vật, thì khả năng hút nước, giữ nước và ngăn lũ, giảm lũ cực kỳ hiệu quả. Nhưng giờ đây , lũ đã khônG còn tuân theo những quy luật thông thường, thay vào đó là những đợt lũ mỗi ngày một tăng   
Nguyễn Trãi đã  nói: “Họa phúc hữu môi phi nhất nhật”. Túc là phúc họa đều có nguồn cơn mà ra, đâu phải tự nhiên một buổi mà đến. Vậy lũ đến do dâu ?
Có người đã cho rằng đó là do biến đổi khí hậu, do phong tục tập quán của người dân miền núi thường sinh hoạt tại tác triền đồi nơi dễ xảy ra sạt lở, do các dòng sông nằm cạnh các chân núi yếu…
Nhưng nguyên nhân sâu xa và thực chất của những đợt lũ này là do người dân thì phá rừng làm nhà, làm nương rẫy, lâm tặc thì phá rừng lấy gỗ, muốn có điện thì phá rừng xây hồ chứa, xây nhà máy thủy điện,… Hằng trăm thủy điện trong cả nước đóng góp tới 30% lượng điện quốc gia, nhưng hệ lụy để đánh đổi thì lại là quá lớn. Bởi cứ 1 MW điện thì người ta dự tính sẽ có hơn 16 ha rừng bị chặt hạ,
Ph. Ăng Ghen (1820 -1895) đã nói: “Ta không nên quá ảo tưởng vào những chiến thắng của mình đối với thiên nhiên. Thiên nhiên sẽ trả thù ta cho mỗi một "chiến thắng" Đúng như vậy, thiên nhiên không còn cảnh báo nữa mà đã thực sự trừng phạt vì con người không chung tay bảo vệ nó. Hậu quả nặng nề của đợt lũ lụt vừa qua là một bài học, hẳn đây không phải đợt lũ lụt cuối cùng, nó sẽ lập những kỷ lục mới nếu con người vẫn ra sức tàn phá thiên nhiên một cách không thương tiếc
NHÌ ĐÂM HÀ BÁ
Những ngươi  thợ lặn, ngày từng ngày “đâm Hà Bá” phải trầm mình đáy sông lạnh giá, vật lộn giữa sự sống và cái chết để mưu sinh, đa số đều vướng bệnh khó thở, ù tai, xuất huyết ngũ quan, Công việc cực nhọc, vất vả, ráo nước trên người là hết tiền nhưng cái sự “ đâm” này  chưa đến mức làm sinh vật biển tuyệt chủng, mà mức độ nặng hơn là các hành động khai thác mang tính hủy diệt, đầu độc, phá hoại môi trường sống trên  . Vụ việc biển miền Trung bị nhiễm độc làm cá tôm chết hàng loạt có thể xem là tội “đâm hà bá” tàn bạo vô cùng
trong kinh Pháp Cú cũng khuyên không nên đốn rừng , lấp biển thiên nhiên mà phải ‘đốn rừng , lấp biển dục vọng’ vì chính dục vọng là nguyên nhân khiến con người tham lam ăn ko từ thứ gì để làm giàu trên nỗi đau người khác
Vì vậy cần rất nhiều đến sự năng nổ, trách nhiệm của các cơ quan chức năng cùng sự thanh tra, giám sát thường xuyên  thì việc ngăn chân tình trạng phá sơn lâm, đâm Hà Bá nào phải là việc dời non lấp bể 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét